Soạn Nỗi thương mình siêu ngắn

Soạn bài Nỗi thương mình siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Câu 1 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Bố cục đoạn trích: 3 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh sống trớ trêu ở lầu xanh.

- Phần 2 (8 câu tiếp): Nỗi thương mình đau đớn, xót xa.

- Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng cô đơn, chán ngán.

 

 

 


Câu 2

 Câu 2 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Bút pháp ước lệ trong đoạn trích:

- Những hình ảnh ước lệ: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh, hoa giữa đường, dày gió dạn sương, mưa Sở mây Tần, gió tựa hoa kề, tuyết ngậm, trăng thâu, nguyệt, hoa,…

- Tác dụng:

+ Cảnh sống chốn lầu xanh trong thực tế vốn nhơ nhớp, trần trụi, đáng ghê sợ nhưng nhờ các hình ảnh ước lệ, Nguyễn Du tránh cho nhân vật không hiện lên tan tác, suồng sã mà người đọc vẫn hình dung ra nhịp sống xô bồ ấy.

+ Các hình ảnh ước lệ tượng trưng phù hợp với tâm hồn thanh cao, nhân cách trong sạch của Thúy Kiều, đặt giữa hoàn cảnh lầu xanh trớ trêu, éo le, càng làm nổi bật bi kịch của nàng Kiều.

+ Dẫu Kiều phải sống trong lầu xanh, Nguyễn Du vẫn một mực yêu thương, trân trọng, đồng cảm và xót xa cho thân phận của nàng.


Câu 3

Câu 3 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích:

- Đối trong cụm từ: bướm lả - ong lơi, lá gió – cành chim, dày gió dạn sương, bướm chán – ong chường, mưa Sở - mây Tần, gió tựa – hoa kề,

- Tiểu đối trong nội bộ câu: Cuộc say đầy tháng/trận cười suốt đêm, Sớm đưa Tống Ngọc/tối tìm Trường Khanh, Khi tỉnh rượu/lúc tàn canh, Nửa rèm tuyết ngậm/bốn bề trăng thâu, Cung cầm trong nguyệt/nước cờ dưới hoa.

- Trường đối giữa câu trên và câu dưới: Khi sao phong gấm…/…như hoa giữa đường.

=> Giá trị nghệ thuật của phép đối trong đoạn trích:

- Tạo nên tính đối xứng và nhịp điệu trong biểu đạt: gợi cuộc sống xô bồ, nhơ nhớp diễn ra triền miên không dứt, đày đọa nàng Kiều tội nghiệp.

- Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều trong tình cảnh thảm hại, bi kịch.


Câu 4

Câu 4 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ trong văn học trung đại:

- Nền văn học trung đại vốn có tính chất phi ngã (triệt tiêu cái tôi, chỉ đề cao cái ta). Hiếm khi cái tôi được đề cao hay được quan tâm trong thơ ca và văn xuôi.

- Nỗi thương mình của Thúy Kiều là điểm mới mẻ bởi nó thể hiện sự tự ý thức về giá trị và phẩm chất của cá nhân. Đáng trân trọng hơn nữa, đó lại là ý thức ở một người phụ nữ (xã hội xưa vốn trọng nam khinh nữ, ép họ vào quy luật tam tòng tứ đức) không chỉ biết hi sinh, biết sống vì người khác mà còn rất thấu hiểu và tự ý thức về bản thân mình.

- Đó cũng là nét mới mẻ trong giá trị nhân đạo của thơ ca Nguyễn Du, người được coi là tiên phong trong việc nêu lên một cách tập trung vấn đề thân phận người phụ nữ có sắc đẹp tài năng và đòi hỏi xã hội phải trân trọng họ.


Câu 5

Câu 5 (108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?. Đoạn trích “Nỗi thương mình” thể hiện rõ điều đó bởi sống triền miên trong chốn lầu xanh, Thúy Kiều không hề bị đồng hóa, không hề biến chất. Nàng vẫn không nguôi đau đớn khi phải sống về nơi mình không thuộc về và luôn giữ được nhân cách, phẩm giá, con người thực sự của chính mình.


ND chính

Nội dung chính:

Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.


Bài giải tiếp theo
Soạn Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn

Video liên quan