Soạn Người trong bao siêu ngắn
Soạn bài Người trong bao siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: một kẻ sống trong bao hèn nhát, kì quặc, thảm hại.
+ Lối sống: ăn mặc kì quái (áo bành tô ấm cốt bông, đội mũ, đi giày, che ô), đồ dùng đều để vào bao, phòng ngủ như cái hộp.
+ Suy nghĩ: giấu vào bao, luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”, ca tụng quá khứ, ghê sợ hiện tại, thấy cuộc sống thật khó chịu, đáng sợ (Ví dụ: chuyện chị em Va-ren-ca đi xe đạp).
+ Ứng xử kì dị với đồng nghiệp: đi hết nhà này đến nhà khác nhưng không nói gì, chỉ kéo ghế ngồi và quan sát.
- Chi tiết tiêu biểu cho tính cách của Bê-li-cốp: cái bao.
- Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần và hoạt động của các giáo viên cùng nhân dân thành phố.
Câu 2
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp:
+ Nguyên nhân trực tiếp: tiếng cười của Va-ren-ca trở thành vết xé đầu tiên vào cái bao của Bê-li-cốp, làm bùng nổ mọi nỗi sợ hãi, hổ thẹn của hắn.
+ Nguyên nhân sâu xa: khát khao cháy bỏng muốn tìm một cái bao vĩnh hằng để không gì có thể xâm phạm được, chỉ có cái quan tài, cái chết mới đem lại điều đó và khiến hắn thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
- Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp:
+ Lúc y còn sống: căm ghét, sợ hãi, ám ảnh.
+ Khi y đã qua đời: thoải mái, dễ chịu nhưng sau đó lại cảm ngột ngạt như trước.
=> Tác hại khủng khiếp của lối sống trong bao của Bê-li-cốp đã ăn sâu vào tiềm thức, đầu độc tinh thần của mọi người.
Câu 3
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Biểu tượng “cái bao”:
+ Nghĩa đen: chỉ vật đựng đồ.
+ Nghĩa bóng: chỉ lối sống thu mình hèn nhát, thảm hại.
- Chủ đề tư tưởng của truyện: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao là một thứ thuốc độc giết chết ý nghĩa cuộc đời và đẩy xã hội vào sự trì trệ, ngu dốt, thảm hại.
Câu 4
Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Ngôi kể: kết hợp giữa ngôi thứ nhất (Bu-rơ-kin xưng “tôi”) và ngôi thứ ba (tác giả).
- Giọng kể: khách quan, bình thản, chân thật, sắc sảo.
- Cách xây dựng nhân vật điển hình: Bê-li-cốp đại diện cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội, một lối sống thu mình hèn nhát, vô vị và ngột ngạt.
- Cách xây dựng biểu tượng: cái bao là biểu tượng đặc sắc nhất trong truyện, biểu trưng cho lớp vỏ ngăn cách với bên ngoài, cho lối sống thu mình đáng lên án.
Câu 5
Câu 5 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao”:
- Đối với xã hội Nga đương thời: Gián tiếp phản ánh không khí tù túng, trói buộc của nền chuyên chế cuối thế kỉ XIX khiến con người sống một cách hèn nhát, thảm hại, sơ hãi.
- Đối với thời đại hiện nay: kiểu người Bê-li-cốp vẫn tồn tại trong xã hội, nhiều người sống thu mình trong một lớp vỏ khiến cuộc đời mất đi ý nghĩa và xã hội cũng trì trệ vì họ.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Tôi là Bê-li-cốp, giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ ở một trường Trung học tỉnh lẻ. Tôi có thói quen là bất kể thời tiết nóng hay lạnh, trời xấu hay trời đẹp… đều phải mặc áo bành tô cốt bông, đi giày cao su và cầm ô. Mọi vật dụng cần thiết như chiếc đồng hồ quả quýt, cái dao nhỏ để gọt bút chì, thậm chí đến cả cái ô lúc không dùng tôi cũng để trong bao. Vì không thích người ta nhìn thấy mặt mình nên tôi thường hay bẻ đứng cổ áo lên, đeo kính râm và nhét bông vào lỗ tai. Khi ngồi trên xe ngựa, tôi bắt xà ích phải kéo mui lên che cho kín.
Trước mọi người, tôi cố giấu kín ý nghĩ của mình. Nếu có đến chơi nhà một giáo viên nào đó, tôi kéo ghế ngồi, đưa mắt nhìn xung quanh một lúc rồi cáo từ. Đó là cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp mà tôi cho là tốt nhất. Nhưng không hiểu sao giáo viên trong trường không thích gần tôi mà còn có vẻ sợ nữa. Ngay cả ông Hiệu trưởng cũng vậy. Tôi đi đến đâu cũng bị người ta xa lánh. Các bà, các cô tối thứ bảy không dám diễn kịch tại nhà vì sợ tôi biết lại phiền. Giới tu hành khi có mặt tôi thì không dám ăn thịt và đánh bài. Người ta đặt cho tôi biệt danh là “người trong bao” với ý châm biếm, giễu cợt.
Có một giáo viên trẻ tên là Cô-va-len-cô mới về trường. Chị gái cậu ta khá xinh, tên là Va-ren-ca. Sự xuất hiện của hai chị em đã khuấy động không khí của cái tỉnh lẻ buồn chán này. Tôi để ý tới cô chị và thầm nghĩ mình cũng đã đến lúc phải lấy vợ. Hình như giáo viên trong trường cũng biết điều đó nên họ hay gán ghép tôi với Va-ren-ca. Chuyện bất ngờ xảy ra là không biết kẻ ngỗ nghịch nào đó đã vẽ bức tranh châm biếm đề dòng chữ Một kẻ tình si rồi gửi cho tôi. Ngay ngày chủ nhật hôm sau, tôi ngạc nhiên đến hoảng hốt khi tận mắt nhìn thấy hai chị em Cô-va-len-cô phóng xe đạp trên đường. Buổi tối, tôi quyết định đến nhà họ nhưng Va-ren-ca đi vắng, tôi đành nói chuyện với cậu em. Tôi tỏ ra không bằng lòng với việc cậu ta đi xe đạp vì cho rằng sẽ nêu gương xấu cho học sinh bắt chước. Cô-va-len-cô mặt đỏ gay, giận dữ bảo tôi rằng: “Việc ta và chị ta đi xe đạp chẳng liên quan gì đến ai cả! Con nào thằng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu Diêm vương tất!”. Thấy Cô-va-len-cô có thái độ hỗn xược như thế, tôi dọa là sẽ mách ông Hiệu trưởng.
Tôi lê bước về nhà, lên giường nằm và kéo chăn trùm kín đầu, không muốn nhìn, không muốn nghe bất cứ cái gì của cuộc đời này nữa. Tôi thấm thìa nỗi trống trải, cô đơn đang vây phủ quanh mình, ôi, giá mà tôi được chết ngay lúc này! Chiếc quan tài sẽ là cái “bao” vững chắc để tôi chui vào đó và vĩnh viễn không bao giờ ra nữa.
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Gợi ý:
Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Không nên thay nhan đề “Người trong bao” bằng các nhan đề đã cho, vì nhan đề này giàu tính biểu tượng, vừa mang tính khái quát lại vừa gây ấn tượng sâu sắc.
Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Con ốc nằm co.
- Nhát như thỏ đế.
- Rùa rụt cổ.
- Mũ nỉ che tai
- Co vòi rụt cổ.
- ...
ND chính
- Qua hình tượng "người trong bao" Bê - li - cốp, Sê - khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn Người trong bao siêu ngắn timdapan.com"