Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng-van-giăng và Gia-ve:
|
Gia-ve |
Giăng-van-giăng |
Ngôn ngữ và hành động trước khi Phăng-tin chết |
+ Ngoại hình: hung dữ, độc ác ("bộ mặt gớm ghiếc", "cặp mắt như cái móc sắt", "cái cười ghê tởm…") + Ngôn ngữ: thô lỗ, trịch thượng, tàn nhẫn (tiếng thú gầm, hét lên, xưng hô mày-tao, miệt thị, châm biếm cay độc). + Hành động: đắc thắng và hung hãn, đối xử với người hấp hối một cách độc ác. |
+ Ngôn ngữ: lịch thiệp, tôn trọng, nhẹ nhàng, tinh tế (giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh; trấn an Phăng-tin, nhún nhường với Gia-ve). + Hành động, cử chỉ: cúi đầu cầu xin Gia-ve cho thời gian để tìm con cho Phăng-tin, tìm mọi cách để cứu Phăng-tin đang kiệt sức và tuyệt vọng. |
Ngôn ngữ và hành động sau khi Phăng-tin chết |
+ Ngôn ngữ: thô lỗ, hung hãn, coi thường ("hét lên", "đe dọa", "thúc giục Giăng-van-giăng phải đi ngay…") + Thái độ, cử chỉ: Run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng; sợ Giăng Van-giăng bỏ trốn. |
+ Ngôn ngữ: đanh thép, bình đẳng với Gia-ve (kết tội Gia-ve khiến Phăng-tin chết) + Hành động: mạnh mẽ, chủ động, làm chủ hoàn cảnh. |
Tác dụng và ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:
- Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng-van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.
- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.
Câu 2
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
- Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.
- Diễn biến của đoạn trích, đặc biệt là đoạn kết khi tiễn biệt Phăng-tin về cõi vĩnh hằng, Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.
Câu 3
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn văn “Ông nói gì với chị?... sự thực cao cả” là lời trữ tình ngoại đề của tác giả.
- Có tác dụng mở rộng, nâng tầm ý nghĩa của hình tượng nhân vật với những bình luận, đánh giá vừa sắc sảo vừa cảm xúc của nhà văn.
- Thể hiện niềm tin vào sức mạnh và giá trị đích thực của tình yêu thương.
Câu 4
Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
- Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi lụy.
- Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết là lời khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Thế giới lãng mạn của Huy-gô được biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn (Giăng-van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.
Luyện tập
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Huy-gô. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Huy-gô. Đó là:
a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập:
+ Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Gia-ve
Nạn nhân >< Đao phủ
+ Sự đối lập giữa: Phăng-tin >< Giăng-van-giăng
Nạn nhân >< Vị cứu tinh
b. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng-van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng-van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len,... chỉ có thế thôi!" thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi. Quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng-van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng-van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy, Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện. Có thể xem nhân vật này chính là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác. Nhờ những câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật này mà tính cách các nhân vật đối lập như Giăng-van-giăng và Gia-ve được thể hiện một cách nổi bật.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật là khá rõ và có nhiều nét giống với văn học dân gian. Đó là cách phân tuyến theo kiểu Thiện - Ác. Các nhân vật Giăng-van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy đồng thời cho hai tuyến xung đột quyết liệt với nhau sẽ giúp làm nổi bật trọn vẹn phẩm chất và tính cách của các nhân vật cũng như ý nghĩa tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
Tóm tắt
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng-van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng-tin, Giăng-van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng-van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng-van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng-van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng-van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Mở đầu đến "chị rùng mình"): Giăng-van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến "Phăng-tin đã tắt thở"): Thân phận thật của thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng-van-giăng.
- Phần 3 (Đoạn còn lại): Giăng-van-giăng khôi phục lại uy quyền.
ND chính
Qua hình tượng hai nhân vật đối lập, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh sống bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn timdapan.com"