Soạn Một thời đại trong thi ca siêu ngắn

Soạn bài Một thời đại trong thi ca siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới:

  + Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không hoàn toàn rạch ròi.

  + Thơ mới và thơ cũ đều có cả bài hay và bài dở.

- Theo tác giả, cách nhận diện thơ mới và thơ cũ như sau:

  + Không dựa trên bài dở mà phải “sánh bài hay với bài hay”.

  + Phải “nhìn vào đại thể”.


Câu 2

Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam:

- ″chữ tôi” với một quan niệm cá nhân, một quan niệm chưa từng có từ trước đó. Trước đây ″chữ tôi” phải ẩn mình sau chữ ta, giờ đây nó được thể hiện theo nghĩa tuyệt đối của nó.

- ″chữ tôi” cũng nói lên bi kịch trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

- Họ đi tìm lối thoát bằng cách gửi cả tình yêu vào tiếng Việt.


Câu 3

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Chữ “tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại đáng thương và… tội nghiệp vì:

- Cái tôi không có được cốt cách ngang tàng, tự trọng thuở trước mà thể hiện tấn bi kịch đang diễn ra trong tâm lý thế hệ trẻ đương thời, đó là họ thiếu một lòng tin đầy đủ giữa bối cảnh tăm tối của nước nhà.

- Thơ mới đào sâu vào cái tôi cá nhân nhưng tuyệt vọng, buồn thảm và cô đơn.


Câu 4

Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách bằng tình yêu tiếng Việt, bằng sự trở về với “di sản tinh thần của cha ông”, với “nguồn sống dồi dào mạnh mẽ trong ca dao”. Họ tự an ủi tiếng Việt còn thì dân tộc còn để rồi tìm thấy chút niềm hi vọng trong nỗi tuyệt vọng tận sâu thẳm tâm hồn.


Câu 5

Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn bởi:

- Quan điểm tiến bộ, hệ thống lập luận thuyết phục, mạch lạc, hấp dẫn: từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nay, từ xa đến gần. Lập luận luôn gắn với những nhận định hấp dẫn, có sự so sánh giữa thơ mới và thơ cũ một cách biện chứng.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch luận lý sắc sảo và cảm xúc, tình cảm chân thành.

- Cách dẫn dắt tinh tế, uyển chuyển; diễn đạt giàu hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng.


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Chữ tôi: nghĩa tuyệt đối

+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.

+ Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.

- Chữ ta trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể (lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình).

+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể.

+ Đi theo chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống chi bây giờ nó đến một mình.

+ Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện.

Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới được thể hiện ở:

- Bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: “họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”

- Vì tiếng Việt là tiền đề của tâm hồn và bề dày lịch sử văn hóa dân tộc

- Trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc.

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Cái “tôi” của các nhà thơ mới “đáng thương” và “tội nghiệp” vì nó đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát khỏi nhưng không được. Bởi họ là những thi nhân sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình cái cô đơn bé nhỏ.

- Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt.


Bố cục và ND chính

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "đại thể"): đặt vấn đề tinh thần thơ mới.

- Phần 2 (tiếp theo đến "băn khoăn riêng"): sự phân biệt thơ cũ và thơ mới; cảm xúc chủ đạo của thơ mới.

- Phần 3 (còn lại): niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của thơ mới.


Nội dung chính:

Một thời đại trong thi ca thể hiện rõ quan niệm của Hoài Thanh về "tinh thần thơ mới" trong ý nghĩa văn chương và xã hội.