Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 8: TTMT- Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226-1400)

Giải bài tập mĩ thuật lớp 7 Bài 8: TTMT- Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226-1400)


Câu 1

Hãy mô tả tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh.

Trả lời:

- Tháp Bình Sơn ( Vĩnh Phúc ):

là công trình kiến trúc bằng đất nung dựng trước sân chùa Vĩnh Khánh. Tháp mặt bằng vuông càng lên cao càng nhỏ dần, tất cả các tầng tháp điều được trang trí hoa văn rất phong phú xham5 khắc công phu. Hiện tháp còn 11 tầng, cao 15m các tầng trên của tháp bị hư hỏng .

- Khu lăng mộ An Sinh ( Quảng Ninh ):

Là trung tâm tín ngưỡng quan trọng. Là khu lăng mộ lớn của các vua Trần: gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần, nằm rải rác trong một khuôn viên khá rộng lớn có bán kính 20 km để thờ "Bát vị Hoàng Ðế" thời Trần, cách rất xa nhau nhưng tất cả điều quy tụ về 1 hướng là khu đền An Sinh. Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn.

(Vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch) hàng năm, đền An Sinh long trọng mở hội An Sinh)


Câu 2

Hãy nhận xét tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ và bức chạm khắc Tiên nữ đầu người mình chim đang dân hoa ở chùa Thái Lạc.

Trả lời:

-       Tượng Hổ lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình):

Kích thước gần như thật dài 1m43 cao 0,75m rộng 0,64m.

 Cơ thể uyển chuyển nằm xoài trên bệ, dáng điệu ung dung tự tại, đầu hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm; tất cả được quy vào nhịp điệu và kết cấu khối đơn giản trong cơ học bản thân của mãnh thú. Trong sự tĩnh lặng như Thiền đã tiềm tàng một sức bật mạnh mẽ, siêu phàm. Cái đuôi Hổ là cả một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh. Vẻ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm góp phần làm tăng thêm vẻ uy nghi của lăng Thái sư Trần Thủ Độ.

-       Tiên nữ đầu người mình chim đang dân hoa (chùa Thái Lạc – Hưng Yên ):

Nửa trên là người, nửa dưới là thân chim. Các hình được sắp xếp bố cục cân đối nhưng không đơn điệu. Các nét chạm, đục nông sâu khác nhau tạo nên không gian vừa thực vừa ảo làm cho bức chạm khắc càng lung linh, sống động. Hai tiên nữ được chạm khắc cân đối, đầu hơi nghiêng về phía sau và đôi tay kính cẩn dâng bình hoa về phía trước với đôi cánh chim dang rộng. Khoảng không gian xung quanh xen đặc những hình xoắn ốc để diễn tả hoa và mây, các hình sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu."


Câu 3

Các công trình mĩ thuật thời Trần có đặc điểm gì.

Trả lời:

-       Mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tạo hình khoáng đạt, hình ảnh dung dị, đôn hậu và chất phác.

-      Sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần võ lực cao

Bài giải tiếp theo
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 9: Vẽ trang trí – Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 10: Vẽ tranh – Đề tài cuộc sống quanh em
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 11 + 12: vẽ theo mẫu – Lọ hoa và quả
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 13: Vẽ trang trí – Chữ trang trí
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 14: TTMT- Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 15-16: Vẽ tranh – Đề tài tự do
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 17: Vẽ trang trí – Trang trí bìa lịch treo tường
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 18+19: Vẽ theo mẫu: Kí họa - Kí họa ngoài trời
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 20: Vẽ tranh – Đề tài giữ gìn vễ sinh môi trường
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 21: TTMT Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Bài học bổ sung
Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 14: TTMT- Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954


Bài giải liên quan

Bài học liên quan