Soạn Lầu Hoàng Hạc ngắn gọn nhất
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 160 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.
Câu 1
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…
Câu 2
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Tất cả “cảnh” - cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đều khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mĩ ngoài kia.
Câu 3
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Đồng ý với ý kiến thứ hai
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.
- Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.
ND chính
Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn Lầu Hoàng Hạc ngắn gọn nhất timdapan.com"