Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận siêu ngắn

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 12 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

I - CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN


Câu 1, 2

Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Nhận xét về cách dùng từ ngữ:

 

Đoạn văn 1

Đoạn văn 2

Ưu điểm

Cách dung từ ngắn gọn, giản dị, đi nhanh vào vấn đề cần nghị luận

Cách diễn đạt uyển chuyển, linh hoạt, chặt chẽ, giàu hình tượng

Nhược điểm

Thiếu hấp dẫn, nhiều từ dung chưa chính xác

Khá dài dòng, một vài từ ngữ dung chưa chính xác

 b. Các từ ngữ không phù hợp trong hai ngữ liệu và cách khắc phục:

- Ngữ liệu (1):

+ “Hẳn ai cũng nghe nói” → hẳn ai cũng từng biết đến.

+ “Nhàn rỗi” → nhàn rỗi bất đắc dĩ.

+ “Bác vốn chẳng thích làm thơ” → Bác vốn không lấy việc sáng tác thơ làm sứ mệnh cuộc đời mình.

+ “vẻ đẹp lung linh” → vẻ đẹp cao quý.

- Ngữ liệu (2): “tinh thần Người vẫn vượt thoát… nhà tù” → tinh thần Người vẫn tự do tự tại, vượt lên trên sự giam hãm của nhà tù.

c. Viết đoạn văn:

            Nhật kí trong tù là viên ngọc vô giá Hồ Chí Minh “vô tình” đem đến cho kho tàng thơ ca dân tộc. Nói “vô tình” bởi tập thơ được sáng tác trong những ngày tháng thư nhàn bất đắc dĩ trong nhà tù tàn bạo của bọn Tưởng Giới Thạch. Dù viết văn làm thơ không phải mục đích lớn nhất và dù Người vẫn nói “Ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng khi điều kiện, tâm hồn nhạy cảm và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh lại tìm đến thơ như một lẽ tự nhiên vô cùng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vẻ đẹp lấp lánh của tâm hồn ấy qua từng thi phẩm trong tập Nhật kí trong tù, tiêu biểu như những bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi.

Câu 2 (trang 137 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Những từ ngữ in đậm bày tỏ tình cảm trìu mến và sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc của Xuân Diệu đối với hồn thơ Huy Cận. Những từ ngữ ấy cũng gợi lên ấn tượng sâu đậm về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận, đó là hồn thơ của nỗi buồn vũ trụ, nỗi sầu nhân thế.

b. Các từ ngữ in đậm có sắc thái biểu cảm phù hợp với đối tượng nghị luận bởi:

+ Từ “chàng” phù hợp với độ tuổi trẻ trung của Huy Cận khi sáng tác Lửa thiêng.

+ Các từ ngữ còn lại phù hợp với tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và phong cách nghệ thuật mang cả hứng không gian với nỗi sầu vũ trụ của Huy Cận.


Câu 3, 4

Câu 3 (trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Từ ngữ không phù hợp và cách khắc phục:

+ “kịch tác gia” → kịch gia.

+ “vĩ đại” → xuất sắc/ưu tú.

+ “Sự tranh chấp…. trong quá trình con người sống” → sự hài hòa, thống nhất…

+ “người ta ai mà chẳng phải” → chúng ta ai cũng cần.

+ “chẳng là gì cả” → cũng không có ý nghĩa gì.

 + “anh chàng” → linh hồn, “anh ta” → Trương Ba.

+ “cũng thế mà thôi” → cũng vậy.

+ “tên hàng thịt” → anh hàng thịt.

+ Anh ta → nhân vật

+ Phát bệnh → dằn vặt, đau khổ.

     Lưu Quang Vũ là một kịch gia ưu tú. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự hài hòa, thống nhất giữa linh hồn và thể xác trong mỗi con người và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, chúng ta ai cũng cần sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng không có ý nghĩa gì khi không có thể xác. Linh hồn Trương Ba trong trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm nhân vật đau khổ, dằn vặt vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Câu 4 (trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu sau:

- Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.

- Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.


Phần II

II - CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN


Câu 1, 2

Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu và hiệu quả diễn dạt:

-  Ngữ liệu (1): gồm 7 câu đều sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự đan xen giữa câu dài và câu ngắn khác nhau

=> Tạo nên giọng điệu đều đều, ít điểm nhấn.

- Ngữ liệu (2): gồm 11 câu với sự kết hợp của nhiều kiểu câu như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu đơn, câu ghép

=> Giọng điệu linh hoạt, biểu hiện phong phú cảm xúc của người viết và diễn tả ấn tượng nội dung nghị luận.

b. Trong đoạn văn nghị luận nên sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu nhằm đem lại hiệu quả diễn đạt, một mặt tạo nên giọng điệu linh hoạt, uyển chuyển cho đoạn văn mặt khác gây ấn tượng với người đọc với những điểm nhấn nội dung và cảm xúc của người viết.

c. Đoạn ngữ liệu (2) sử dụng biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ (nhấn mạnh nỗi đau đớn của Trọng Thủy về cái chết của Mị Châu) và phép điệp 

=> Tác dụng: Diễn tả nỗi ân hận, day dứt, mặc cảm tội lỗi như xoáy sâu vào lòng nhân vật Trọng Thủy. Thể hiện thành công đề tài của bài văn, cảm xúc của người viết.

d. Bài văn nghị luận nên sử dụng một số phép tu từ cú pháp nhằm tạo nhịp điệu, nhận mạnh thái độ và cảm xúc của người viết. Các phép tư từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận như phép điệp, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, liệt kê…

Ví dụ: Phép lặp cú pháp

- “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”.

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”

Câu 2 (trang 139 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Đoạn trích chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật. Kiểu câu này giúp thông báo thông tin một cách nhẹ nhàng, giản dị với cách thức tự sự.

b. Câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” là kiểu câu đặc biệt, khác với các câu văn còn lại. Hiệu quả của câu đặc biệt này là nhấn mạnh cảm xúc xót xa, thương cảm của người viết về đối tượng nghị luận.


Câu 3, 4

Câu 3 (trang 140 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Ngữ liệu (1): kết hợp nhiều câu có cùng một kiểu kết cấu [Trạng ngữ, Chủ ngữ + Vị ngữ] khiến đoạn văn trở nên khô cứng, lặp lại một cách nhàm chán.

Cách khắc phục:

        Qua việc xây dựng tình huống độc đáo, cách khắc họa nhân vật ấn tượng và việc thể hiện tâm trạng, sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi liên tưởng sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo nên một truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật Nhĩ trong Bến quê đã bày tỏ những trăn trở, suy tư của con người trong thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết. Dường như, Nhĩ đã gửi tới người đọc lời nhắn nhủ của tác giả Nguyễn Minh Châu: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời.

- Ngữ liệu (2): kết hợp nhiều câu có cùng một chủ ngữ “văn học dân gian” gây ra sự trùng lặp, đơn điệu, khô cứng.

Cách khắc phục:

+ Câu 1: giữ nguyên.

+ Câu 2: thay chủ ngữ “Kho tàng văn học dân gian Việt Nam” bằng cụm từ “Đó là”.

+ Câu 3: Thay thế “Văn học dân gian góp phần” bằng cụm từ “Cuốn bách khoa thư” này có vai trò”.

+ Câu 4: giữ nguyên.

Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.

Bài giải tiếp theo