Soạn Đây thôn Vĩ Dạ siêu ngắn

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

- Câu thơ mở đầu:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ"

+ Đây có thể hiểu là lời của người con gái thôn Vĩ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng.

+ Cũng có thể hiểu là lời của Hàn Mặc Tử, tác giả tự phân thân và hỏi chính mình với nỗi tiếc nuối, nhớ mong.

- Nét đẹp phong cảnh: bức tranh thôn Vĩ trong sáng, tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

+ Hình ảnh thôn Vĩ tươi tắn, sống động, xinh đẹp trong buổi sớm mai trong lành.

+ Cảnh hài hòa với người thôn Vĩ phúc hậu.

+ Phong cảnh hiện lên qua điểm nhìn tâm tưởng nên càng lung linh, lãng mạn.

- Tâm trạng của nhà thơ:

+ Nhớ mong, khao khát được trở về thôn Vĩ.

+ Niềm yêu mến tha thiết, chân thành dành cho thôn Vĩ kỉ niệm.

+ Hồi tưởng, hoài niệm, hình dung về cảnh và người thôn Vĩ.


Câu 2

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Cảm xúc gợi ra từ các hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ 2:

- Buồn thảm và dự cảm chia lìa, li biệt:

+ Các đối tượng được miêu tả rời rạc, xa cách, chia lìa: gió – mây.

+ Cảnh vật buồn thảm, chuyển động yếu ớt, đơn điệu: dòng nước – hoa bắp.

- Hoài nghi, chán nản, dự cảm hạnh phúc không đến kịp với quỹ đời ngắn ngủi của mình:

+ Các hình ảnh biểu tượng cho hạnh phúc: trăng, thuyền trăng, sông trăng, bến trăng đặt trong tình huống đợi chờ vô vọng của nhà thơ.

+ Câu hỏi tu từ: Có… kịp tối nay? vừa hi vọng vừa vô vọng.


Câu 3

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Tâm sự của nhà thơ trong khổ 3: mong ngóng, mơ mộng về cuộc tương phùng với “em” nhưng nhà thơ tự hiểu tất cả chỉ là ảo ảnh, càng mong đợi càng xa xăm.

+ Động từ “mơ”, điệp ngữ “khách đường xa” vừa gợi sự mong ngóng, khao khát vừa gợi sự xa cách, khó khăn, vô vọng.

+ Áo em trắng quá nhìn không ra: màu trắng tinh khôi như mối tâm tình dành cho em nhưng cũng phủ lên màu sương khói, mơ hồ lên niềm hi vọng đáng thương của tác giả.

- Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” vẫn biểu hiện niềm tha thiết với đời vì nó vẫn thể hiện sự mong mỏi của nhà thơ về tình đời, tình người. Dù vậy, câu hỏi tu từ ấy một lần nữa đặc tả nỗi cô đơn, tuyệt vọng của một tâm hồn rất đỗi yêu đời, tha thiết với cuộc sống.


Câu 4

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đặc sắc trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ:

- Tứ thơ: vận động từ bên ngoài vào bên trong tâm tưởng, từ vui sang buồn, từ khao khát sang tuyệt vọng.

- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, lãng mạn, tượng trưng siêu thực…


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bài thơ có ba câu hỏi ứng với ba khổ thơ:

- Khổ 1 : Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

- Khổ 2:

        Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

- Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?

=> Những câu hỏi trên đều không hướng tới một đối tượng nào cụ thể, vì đây không phải là những câu hỏi kiểu vấn đáp mà chỉ là những hình thức tỏ nỗi niềm tâm trạng (Xem thêm phần phân tích ý nghĩa của những câu thơ này ở phần trên).

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu con người. Bài thơ đẹp như thế, trên thực tế lại được sáng tác khi nhà thơ ở trong một hoàn cảnh thật tối tăm, tuyệt vọng (bệnh tật giày vò, nỗi ám ảnh về cái chết, về sự xa lánh của người đời). Điều đó khiến ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cám vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bài thơ viết về tình yêu và tình quê. Hai tình cảm này có trong từng khổ thơ mang mức độ khác nhau.

- Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái gốc Vĩ Dạ - Hoàng Cúc. Do đó, Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu.

- Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước vơi nỗi nhớ mong, khắc khoải, hoài nghi, vô vọng.



Bố cục và ND chính

Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

- Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

- Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân

Nội dung chính

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.

 

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến