Soạn bài Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?


1

Câu 1 (Trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính để trả lời

Lời giải chi tiết:

Mục đích: thuyết phục người đọc về ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người.


2

Câu 2 (Trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định vấn đề gợi ra thuộc về lĩnh vực gì

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu:

- Vấn đề bàn luận

- Văn bản nêu rõ ý kiến của người viết

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng gần gũi để làm sáng tỏ cho ý kiến.


3

Câu 3 (Trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Xác định câu chủ đề để nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

Lời giải chi tiết:

 

Ý kiến

Lí lẽ

Bằng chứng

1

Giải thích tha thứ là gì?

Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

 

2

Sự tha thứ tạo cơ hội cho con người sửa chữa lỗi lầm, cơ hội sửa sai.

Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân.

Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung

3

Sự tha thứ giúp buông bỏ thù hận để tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.

- Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt.

- Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên.

- Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward.

- Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát

4

Phân biệt tha thứ và sự dung túng cho cái sai, cái ác.

- Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm

- Học cách tự tha thứ cho mình


4

Câu 4 (Trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào phần gợi ý phân tích trong ô vuông để xác định chức năng của đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn văn có chức năng giải thích: đoạn văn thứ 2.

- Đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh: đoạn văn thứ 5.


5

Câu 5 (Trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc phần kết bài để tìm ra giải pháp mà tác giả đã đề xuất. Trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã đề xuất giải pháp:

+ Đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn họ đến sai lầm.

+ Có thể viết thư cho những người từng mắc lỗi với ta để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương.

- Có hợp lí vì cần đặt mình vào vị trí của người mắc lỗi để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có tấm lòng vị tha với họ.


Viết

(trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Lời giải chi tiết:

Trường học là ngôi nhà thứ 2 cất giữ muôn vàn kỉ niệm của tuổi học trò, là nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ cả về kiến thức lẫn tình cảm. Tuy nhiên bên cạnh những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò, những niềm vui của tháng ngày học sinh ở đâu đó vẫn tồn tại vấn nạn bạo lực học đường. Điều này ảnh hướng rất lớn tới tâm lí học sinh, phụ huynh và nhà trường, một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để loại bỏ được vấn nạn bạo lực học đường?

Trước hết, bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức hay đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của các học sinh đối với nhau hoặc giữa học sinh và giáo viên. Vấn nạn này cần được loại bỏ khỏi nền giáo dục bởi nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay việc tìm kiếm con số thống kê về bạo lực học đường hiện nay là rất dễ dàng. Chúng ta có thể thấy bạo lực học đường tồn tại dưới hai dạng hình thức đó là: xúc phạm, lăng mạ, làm tổn thương về mặt tinh thân con người thông qua lời nói và đánh đập, làm tổn hại về sức khỏe bằng những hành vi bạo lực. Chúng ta bắt gặp những hình ảnh, thước phim bạo lực do học sinh quay lại và chia sẻ tràn lan trên mạng. Những video quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học sinh đang xé áo, túm tóc gây ám ảnh cho người xem. Ví dụ như clip bạo lực của nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, hay vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh,… Vậy do đâu mà vấn nạn bạo lực học đường lại trở nên nhiều như vậy? Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ những mâu thuẫn, thích thể hiện cái tôi, nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm khắc, các biện pháp kỷ luận chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả của bạo lực học đường để lại rất nghiêm trọng, nó gây tổn thương sâu sắc cả về thể xác và tinh thần của nạn nhân. Tất cả sự nghiệp học tập và cuộc sống cũng bị đảo lộn vì nó. Bởi vậy mỗi chúng ta cần quan tâm tới giáo dục, thiết lập kỷ cương, mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường có thể tổ chức những chương trình giáo dục, trải nghiệm để rèn luyện cách sống, đạo đức cho các em học sinh.

Như vậy, tránh bạo lực học đường trong môi trường giáo dục là một biện pháp cần ưu tiên hàng đầu để phát triển tương lai của thể hệ trẻ trở nên tốt đẹp hơn



Hỏi bài