Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất trang 92 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích.

- Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu: Vân xem trang trọng khác vời /…/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

- Thúy Kiều còn đẹp hơn Thúy Vân với vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà: Kiều càng sắc sảo  mặn mà /…/ Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

- Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn tài hoa (giỏi thơ, họa, đàn) và có tâm hồn đa cảm, thường tìm đến những khúc ca ai oán.

- Dự cảm về số phận của hai chị em: Kiều sẽ thiệt thòi, bất hạnh con Vân sẽ có cuộc sống êm đềm (Nguyễn Du có quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với người tài sắc).


Câu 2

Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Làm rõ ý kiến.

- Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng sống trong một thời đại: buổi đầu chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta.

- Tâm sự chung: căm ghét chế độ thực dân nửa phong kiến, đau xót cho kiếp đời nô lệ, sự bất lực trước thời cuộc,…

- Thân thế và hoàn cảnh của hai nhà thơ khác nhau: Nguyễn Khuyến đỗ đạt, có khoa danh, làm quan 10 năm rồi ở ẩn; Tú Xương tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài, không được bổ nhiệm, cảnh nhà nheo nhóc nghèo túng.

- Giọng thơ của hai tác giả khác nhau:

  + Nguyễn Khuyến: giọng thơ nhẹ nhàng, thâm thúy.

  + Tú Xương: có giọng thơ cay độc, mạnh mẽ, dù viết thành công ở cả thơ trữ tình và thơ trào phúng nhưng mảng trào phúng dữ dội, sâu cay để lại ấn tượng hơn.


Câu 3

Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và dẫn dắt vào hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

TB:

* Khái quát: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế, giới thiệu về xuất thân những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

* Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

- Trước trận công đồn, họ là những người nông dân cần cù, lam lũ trong đời thường:

    + Cuộc đời lam lũ, tủi cực: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ; việc cuốc việc cày việc bừa tay vốn quen làm.

    + Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên tập súng tập mác mắt chưa từng ngó.

- Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

    + Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình trông tin quan như trời hạn trông mưa, căm thù giặc sục sôi muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.

    + Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước một mối xa thư đồ sộ… đâu dung lũ treo dê bán chó.

    + Hành động tự nguyện mến nghĩa làm quân chiêu mộ và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ).

- Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

    + Tương quan lực lượng quá thiệt thòi, các nghĩa sĩ có vũ khí thô sơ, lực lượng mỏng trong khi kẻ thù hùng hậu, vũ khí hiện đại.

    + Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn: mến nghĩa làm quân chiêu mộ, ngoài cật có một manh áo vải, hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm dao tu nón gõ…

    + Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động đánh giặc quyết liệt: các động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó), hành động dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), khí thế ngút trời (coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ, nào sợ… đạn nhỏ đạn to).

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ:

    + Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao.

    + Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

    + Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt; giọng văn bi tráng, thống thiết.

KB: Khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa cao cả của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.


Câu 4

Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Mỗi HS chỉ lựa chọn và trình bày một vài điều thấm thía nhất và xúc động nhất khi tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Ví dụ:

  - Thương cảm cho NĐC tài năng, đạo đức nhưng cuộc đời lận đận, bất hạnh.

  - NĐC có tính cách bộc trực, yêu ghét rõ ràng phân minh, đề cao đạo đức truyền thống (lấy dẫn chứng từ cuộc đời và thơ ca như đoạn trích Lẽ ghét thương, các đoạn trích khác đã học trong Lục Vân Tiên).

  - NĐC tiêu biểu cho đạo đức truyền thống, lòng yêu nước thương dân và tinh thần yêu nước chống giặc của người Nam Bộ thời kì chống Pháp (lấy dẫn chứng từ cuộc đời và thơ văn như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Chạy giặc).

Bài giải tiếp theo