Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn nhất trang 12 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Đề 1

Trả lời đề 1 trang 132 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc thể hiện ở những phương diện sau:

- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, đề tài của bài thơ.

- Về nội dung: tính dân tộc thể hiện trong truyền thống nghĩa tình (tình yêu đôi lứa, nghĩa tình quân dân) và trong nếp cảm, nếp nghĩ quen thuộc (tình yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao động).

- Về nghệ thuật: thể thơ dân tộc (lục bát), hình thức đối đáp quen thuộc trong ca dao dân ca, lối xưng hô mình – ta, hình ảnh thơ quen thuộc,…

b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong khổ 1 bài thơ Tây Tiến:

MB: Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và dẫn dắt vào dòng tâm trạng nhớ thương về miền Tây và đồng đội trong khổ 1.

TB:

- Giới thiệu khái quát vị trí, nội dung bao trùm của khổ 1.

- Nỗi nhớ tha thiết dành cho núi rừng, bản làng và đồng đội Tây Tiến trong khổ 1:

+ Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng, bản làng miền Tây: thiên nhiên hùng vĩ, thiên nhiên thơ mộng, bản làng bình dị, kỉ niệm về bữa cơm ấm tình quân dân…

+ Nỗi nhớ đồng đội thiết tha: những chặng đường hành quân gian lao, những phút vui đùa hóm hỉnh đời lính (súng ngửi trời),…

- Nghệ thuật đặc sắc: đoạn thơ giàu chất nhạc chất họa, ngôn ngữ tài tình, hình ảnh hấp dẫn, kết hợp màu sắc bi tráng và màu sắc thi vị trong cảm xúc.

KB: Đánh giá chung vẻ đẹp và giá trị của khổ thơ trong tương quan với giá trị của toàn bài.


Đề 2

Trả lời đề 2 trang 133 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài Tây Tiến:

- Vẻ ngoài tiều tụy nhưng vẫn toát lên tinh thần dũng mãnh, quật cường: không mọc tóc, quân xanh màu lá - dữ oai hùm.

- Lý tưởng lớn lao, cao cả: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

- Cái chết bi tráng: xả thân vì đất nước khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại nỗi tiếc thương cho đồng đội và sông núi, cái chết được miêu tả thành kính trang trọng Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

- Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh cao cả: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:

MB: Dẫn dắt vào vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ về bức tranh tứ bình trích bài Việt Bắc của Tố Hữu.

TB:

- Khái quát về vị trí, giá trị của đoạn thơ, nội dung bao trùm và nguồn cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ qua hai câu thơ đầu.

- Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:

+ Thiên nhiên và con người Việt Bắc giữa mùa đông (câu 3,4).

+ Thiên nhiên và con người Việt Bắc giữa mùa xuân (câu 5,6).

+ Thiên nhiên và con người Việt Bắc giữa mùa hạ (câu 7,8).

+ Thiên nhiên và con người Việt Bắc giữa mùa thu (câu 9,10).

- Nghệ thuật đặc sắc: kết cấu chặt chẽ và độc đáo

KB: Khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ, đánh giá giá trị của đoạn thơ trong tương quan toàn bài.


Đề 3

Trả lời đề 3 trang 132 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Câu thơ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn có nét tương đồng với lời ca dao Tay nâng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đề cao sự gắn bó thủy chung, tình nghĩa vợ chồng son sắt, đồng cảm cộng khổ trong truyền thống đạo lí và tình cảm của người Việt => Đó cũng là lời nhắn nhủ thủy chung, ân tình trong bài ca dao trên.

b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến:

* Giới thiệu ngắn gọn về đội quân Tây Tiến (năm thành lập, nhiệm vụ, đặc điểm xuất thân người lính, điều kiện sống và chiến đấu).

* Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài Tây Tiến:

- Người lính Tây Tiến là hình tượng trung tâm của bài thơ và hiện lên qua nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn đầy chất thơ, chất nhạc, chất họa của Quang Dũng.

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến:

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, bay bổng, yêu đời.

+ Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, cao cả.

* Nghệ thuật khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến: cảm hứng lãng mạn, chất liệu hiện thực sống động, thủ pháp đối lập, hình ảnh hấp dẫn, từ ngữ trang trọng, chọn lọc, câu thơ đậm chất nhạc, chất họa. 


Đề 4

Trả lời đề 4 trang 132 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. So sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

* Điểm giống: đều viết về đề tài đất nước (một đề tài lớn trong văn học kháng chiến chống Mĩ); đều bày tỏ niềm tự hào, tình yêu sâu sắc và những khai thác mới mẻ về đề tài này.

* Điểm khác:

- Đoạn trích Đất nước của NKĐ:

+ Nội dung: tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất nước của nhân dân thông qua những khám phá, lí giải, chiêm nghiệm mới mẻ về đất nước qua nhiều bình diện như thời gian, không gian, truyền thống văn hóa,…

+ Nghệ thuật: vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian; thể thơ tự do linh hoạt; đoạn trích là một phân đoạn trong trường ca Mặt đường khát vọng nên có vai trò riêng, phong cách trữ tình – chính luận đậm nét.

- Bài thơ Đất nước của NĐT:

+ Nội dung: khám phá, chiêm nghiệm về đất nước theo bình diện thời gian (quá khứ - hiện tại); tập trung phản ánh quá trình đất nước từ vũng bùn nô lệ đau thương vươn lên tự do, tráng lệ, hào hùng.

+ Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng, cảm hứng khái quát đậm nét, giọng điệu trầm hùng, khuynh hướng sử thi.

b. Cảm nhận về hình tượng người lính trong khổ 3 bài thơ Tây Tiến:

- Đoạn thơ đặc tả chân dung tập thể đội quân Tây Tiến qua nỗi nhớ của Quang Dũng.

- Vẻ đẹp khí phách hào hùng: ngoại hình tiều tụy vì bệnh tật và điều kiện sống gian khổ nhưng khí phách ngang tàng, quả cảm (câu 1,2).

- Tâm hồn trẻ trung, giàu mộng mơ, thương nhớ về hậu phương (câu 3,4).

- Lí tưởng cao cả và cái chết bi tráng, hào hùng (câu 5,6,7,8).

- Nghệ thuật đặc sắc: ngôn từ có sức biểu đạt, biểu cảm cao, dùng nhiều từ Hán Việt, hình ảnh chọn lọc,…

Bài giải tiếp theo