Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác siêu ngắn

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh siêu ngắn nhất trang 3 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

- Quang cảnh trong phủ chúa tráng lệ, lộng lẫy, tôn nghiêm:

+ Đường vào phủ: qua nhiều lần cửa, nhiều vệ sĩ canh giác, người ra kẻ vào phải có thẻ.

+ Khuôn viên: danh hoa đua thắm, cây và đá lạ lùng, có điếm hậu mã quân túc trực, đại đường, quyển bồng, gác tía…

+ Bên trong phủ: nhà Đại Đường, Quyển Bổng,...

+ Toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

- Cung cách sinh hoạt xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa:

+ Người hầu kẻ hạ tấp nập, lời ăn tiếng nói trang trọng.

+ Chúa có quyền uy tuyệt đối, có phi tần chầu chực, thái tử có 7,8 thầy thuốc phục dịch.

+ Ăn uống: mâm vàng chén bạc, toàn của ngon vật lạ.

- Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

+ Choáng ngợp trước khung cảnh xa hoa, quyền quý

=> Thái độ phê phán

+ Kín đáo chê cảnh sống tù túng, thiếu sinh khí ("ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi")

=> Không đồng tình với cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa khi nhân dân còn lầm than.

 

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Những chi tiết đắt làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm: "Một đứa bé độ 5, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc già cúi lạy bốn lần rồi cười và ban một lời khen "ông này lạy khéo". Đi qua độ năm sáu lần trướng gấm tối om như vậy là một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí của thế tử. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt mấy người hầu cận đứng xúm xít"

- Thế tử là một đứa trẻ nhưng ngồi chễm chệ trên sập vàng để thầy thuốc – một cụ già – quỳ dưới đất bốn lạy, rồi cười và ban lời khen: "Ông này lạy khéo!"

- Phòng ở của thế tử ("tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm sáu lần trướng gấm như vậy") tuy vàng son nhưng thiếu sinh khí, tù túng.

 

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng diễn biến tâm tư của ông cho thấy:

- Ông là một thầy thuốc giàu y đức và kinh nghiệm: thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh đúng đắn và bảo vệ ý kiến của mình dù trái với ý của nhiều thầy thuốc trong cung.

- Coi thường danh lợi: Hiểu rõ bệnh của thế tử nhưng sợ chữa nhanh khỏi lại được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.

 

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Đặc sắc trong bút pháp ký sự của tác giả:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.

- Tả cảnh sinh động.

- Kể diễn biến sự việc khéo léo

- Lựa chọn được những chi tiết nhỏ nhưng tạo nên cái thần của cảnh và việc.

 

Luyện tập

Câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

So sánh đoạn trích Vào phú chúa Trịnh với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau:

- Đều phản ánh cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh.

* Khác nhau

Vào phủ chúa Trịnh:

- Nội dung: Nhân Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán,

- Thái độ của tác giả: kín đáo phê phán cuộc sống quyền quý, xa hoa nơi phủ chúa.

- Nghệ thuật: ghi chép tỉ mỉ, chân thực, kể lại những chuyện tác giả chứng kiến. Ghi chép theo trình tự thời gian các sự việc. 

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

- Nội dung: Kể lại những thú ăn chơi hưởng lạc của Trịnh Sâm

- Thái độ tác giả: bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ phê phán

- Nghệ thuật: cảnh vật, sự việc được miêu tả tỉ mỉ, sắc sảo, ghi chép tản mạn, chủ quan, không theo hệ thống kết cấu.

 

Tóm tắt

       Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mỹ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi. 

 

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “phiền một nỗi là không có dịp”): Khung cảnh xa hoa, quyền quý nơi phủ Chúa hiện lên qua hành trình của Lê Hữu Trác.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử.

 

Câu 8

Tác giả Lê Hữu Trác đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộ lộ thái độ coi thường danh lợi.