Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm - Nguyễn Đình Chiểu siêu ngắn

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu ngắn nhất trang 56 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Nội dung chính: 

   Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.

Trả lời câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Thể loại và bố cục:

   - Thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng tế người chết, âm điệu thường bi thương, lâm li, thống thiết.

   - Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1 (Lung khởi – Câu 1,2): Khái quát bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của nghĩa quân.

+ Phần 2 (Thích thực – câu 3 đến câu 15): Hồi tưởng về cuộc đời của người nghĩa sĩ.

+ Phần 3 (Ai vãn – câu 16 đến câu 28): Tiếc thương và cảm phục người đã mất.

+ Phần 4 (Kết - còn lại): Ca ngợi sự bất tử của các nghĩa sĩ.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

- Trước trận công đồn, họ là những người nông dân cần cù, lam lũ trong đời thường:

  + Cuộc đời lam lũ, tủi cực, lam lũ: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó,...

  + Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung...

- Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

  + Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình, căm thù giặc sục sôi.

  + Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước.

  + Hành động: tự nguyện; ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.

- Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

   + Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.

   + Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động quyết liệt.

- Nghệ thuật đặc sắc trong xây dựng hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc:

   + Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao ở người nghĩa sĩ nông dân.

   + Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

   + Ngòi bút hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình sâu lắng.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Tiếng khóc bi tráng xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

- Nỗi tiếc hận của người hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở (câu 16,24).

- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, nhất là nỗi đau của mẹ già, vợ trẻ (câu 25).

- Nỗi căm hờn đối với những kẻ gây ra nghịch cảnh éo le (câu 21).

- Nỗi nghẹn ngào, uất ức của cả dân tộc (câu 27).

- Nỗi đau xót bao trùm thiên nhiên, sông núi.

- Niềm cảm phục, tự hào về những người nông dân dám đứng lên hi sinh thân mình bảo vệ quê hương, gia đình (câu 19,20).

- Biểu dương công trạng của người nông dân – nghĩa sĩ (câu 26,28).


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Sức gợi mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố sau:

- Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt.

- Giọng văn bi tráng, thống thiết.

- Hình ảnh sống động.

- Ngôn ngữ giản dị nhưng được chắt lọc tinh tế, có sức biểu cảm và thẩm mĩ lớn lao.

- Giọng điệu phong phú, thay đổi theo cảm xúc.

Bài giải tiếp theo
Soạn Thực hành về thành ngữ, điển cố siêu ngắn
Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả siêu ngắn

Bài học bổ sung
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần II: Tác phẩm - Ngắn gọn nhất

Video liên quan