Soạn bài Văn bản báo cáo - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Văn bản báo cáo. Câu 1. Đọc các văn bản sau:


Phần I

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:

Câu 1. Đọc các văn bản (trang 133 SGJ Ngữ văn 7 tập 2)

Câu 2. Trả lời câu hỏi:

a. Viết báo cáo để: trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần chú ý :

   Về nội dung: phải nêu rõ Ai viết?, ai nhận?, nhận về việc gì và kết quả ra sao.

   Về hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo : Viết báo cáo khi em sơ kết học kì I, tổng kết phong trào thi đua học tốt trong tháng 11.

Câu 3. Tình huống phải viết báo cáo: (b).


Phần II

II. Cách làm văn bản báo cáo:

Câu 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:

   Thứ tự:

- Quốc hiệu

- Địa danh, ngày, tháng, năm viết báo cáo.

- Tên văn bản báo cáo.

- Nơi gửi

- Lí do, diễn  biến, kết quả.

- Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.

   Những phần quan trọng của văn bản báo cáo:

   Báo cáo với ai? (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Ban Giám hiệu Trường Trần Quốc Toản.

   Người báo cáo: (Lớp trưởng)

   Báo cáo về vấn đề gì? (quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ, hoạt động 20-11).

   Báo cáo để làm gì? (để nhà trường biết).

Câu 2. Dàn mục một văn bản báo cáo: (sgk-tr.135).

Câu 3. Lưu ý : (sgk-tr.135).


Phần III

III. LUYỆN TẬP:

   Sưu tầm và giới thiệu trước lớp về văn bản báo cáo:

   Ví dụ: Báo cáo về sơ kết học kì I vừa qua của lớp em, báo cáo về vụ cháy…

Bài giải tiếp theo