Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngắn gọn nhất

Soạn văn 7 ngắn nhất tập 2 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Câu 1: Đọc kĩ các câu tục ngữ và giải thích một số từ ngữ khó.


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc kĩ các câu tục ngữ và giải thích một số từ ngữ khó.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Có thể chia 8 câu tục ngữ thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên (câu 1-4).

- Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5-8).


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:


 


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thìnhì thục”, “Mau sao thì nắngvắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.


Luyện tập

LUYỆN TẬP

   Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt:

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.


ND chính

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.