Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội (Chi tiết)

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 2. Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:a) Nghĩa của câu tục ngữ.


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.

Lời giải chi tiết:

Đọc kĩ văn bản ở sách giáo khoa.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau: 

a) Nghĩa của câu tục ngữ.

b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

So sánh hai câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa:

+ “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

+ “Học thầy không tày học hạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

-  So sánh hai câu tục ngữ trên: Hai câu nói về hai vấn đề khác nhau, câu nhấn mạnh vai trò của thầy, một câu lại nới về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau tưởng như hai câu mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra chú bổ sung nghĩa cho nhau.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

+ Máu chảy ruột mềm.

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần.

+ Có mình thì giữ

+ Sẩy đàn tan nghé


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 13 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:

- Diễn đạt bằng so sánh

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

- Từ và câu có nhiều nghĩa

Lời giải chi tiết:

- Diễn đạt bằng cách so sánh:

+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa - nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây - quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.


Luyện tập

LUYỆN TẬP

Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học

 

Lời giải chi tiết:

* Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

* Có cứng mới đứng đầu gió.

* Chết trong còn hơn sống đục.

* Một miếng khi đói còn một gói khi no.

* Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa