Soạn bài Tức cảnh Pác Bó - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Tức cảnh Pác Pó - Hồ Chí Minh. Câu 1: Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)…


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)…


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- "Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa

- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" cho thấy rõ "thú lâm tuyền" và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dường như Người thật sự hoà nhịp với điệu sống nơi núi rừng, như một ông tiên, một "khách lâm tuyền".

- Có điều, đây không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Phần lớn cuộc đời của Người dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

- Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.


ND chính

Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.