Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) siêu ngắn

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) siêu ngắn nhất trang 35 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Xét nghĩa của từ nách:

- Nghĩa gốc: chỉ vị trí trên cơ thể người, phần dưới cánh tay.

- Nghĩa chuyển: vị trí giao nhau giữa hai bức tường, tạo nên góc tường.

=> Tác dụng: đem lại cách nói hình ảnh, dung dị, dễ hiểu.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):  

  Phân tích nghĩa của từ xuân:

- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại: xuân 1 chỉ mùa xuân, xuân 2 chỉ tuổi trẻ, hạnh phúc.

- Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay: xuân có nghĩa chuyển chỉ tiết trinh, vẻ đẹp của người con gái.

- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân: xuân chỉ chất men say nồng của rượu ngon và chỉ sức sống dào dạt của cuộc sống, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Mùa xuân là tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân: xuân 1 chỉ mùa đầu tiên trong năm, xuân 2 chỉ sức sống mới, tươi đẹp.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Xét nghĩa của từ mặt trời:

- mặt trời có nghĩa gốc chỉ hành tinh tỏa nhiệt và ánh sáng trong hệ mặt trời. Trong các ví dụ bên dưới, từ mặt trời khi thì dùng với nghĩa gốc, khi thì dùng với nghĩa chuyển:

  a. Từ mặt trời dùng với nghĩa gốc kèm theo nghệ thuật nhân hóa khiến hình tượng thiên nhiên vũ trụ hiện lên sinh động, có hoạt động và đời sống như con người.

  b. Từ mặt trời dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ) chỉ lí tưởng cách mạng.

  c. Từ mặt trời 1 dùng với nghĩa gốc, mặt trời 2 chỉ đứa con trên lưng bà mẹ, bởi đứa con là ánh sáng, là nguồn sống của cuộc đời mẹ.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Tìm từ mới và chỉ ra phương thức cấu tạo nên từ đó:

a. Từ cũ: mọn => thêm mằn ở phía sau tạo thành từ mới mọn mằn.

b. Từ cũ: giỏi => thêm giắn ở phía sau tạo thành từ mới giỏi giắn.

c. Từ mới: nội soi.

=> Các từ mọn mằn, giỏi giắn tạo lập nhờ phương thức láy phụ âm đầu và từ nội soi được tạo nên theo phương thức ghép chính phụ.

Bài giải tiếp theo