Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích? Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?
1
Câu 1 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, từ nội dung đoạn thơ để đưa ra đúng tên con đường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D: Con đường đầy hương sắc.
2
Câu 2 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, gợi nhớ biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để đưa ra dòng thơ đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B: Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm.
3
Câu 3 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhận xét nào sau đây đúng với sự tương ứng các giác quan được biểu hiện trong đoạn trích trên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, tìm ra các giác quan được biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D: Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hòa.
4
Câu 4 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, chú ý nhạc tính (có tính nhịp điện).
Lời giải chi tiết:
Đáp án B: Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân.
5
Câu 5 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, gợi nhớ nội dung của bài thơ và so sánh với bài thơ Đây mùa thu tới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B: Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
6
Câu 6 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nêu tác dụng của yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, gợi nhớ kiến thức vần và nhịp và chỉ ra mối quan hệ giữa vần nhịp với hình thức và nội dung bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng:
+ Làm cho các câu thơ thêm nhịp nhàng, tạo nên tính nhạc cho bài thơ.
+ Làm nổi bật lên tình yêu của nhân vật trữ tình.
7
Câu 7 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, chỉ ra từ ngữ, câu thơ có tính biểu tượng
Lời giải chi tiết:
Yếu tố tượng trưng: Đường thơm; hương hoa; buổi trưa.
8
Câu 8 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em hiểu đường thơm trong đoạn trích trên là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ có từ đường thơm để hiểu nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Nghĩa: Là con đường quê hương, mang đầy những kỉ niệm những tình cảm đẹp đẽ.
9
Câu 9 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình qua giác quan nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ và tìm ra các giác quan diễn tả cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
Giác quan: Khứu giác, thính giác và kết hợp hài hòa giữa các giác quan để diễn tả cảm xúc yêu thương mê đắm của nhà thơ.
10
Câu 10 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo em đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ, chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu tha thiết và nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm đã qua về quê hương, đất nước.
Đề 1
Câu hỏi (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 (Đề 1)
Phương pháp giải:
Chọn một văn bản văn xuôi, gợi nhớ kiến thức về nội dung và nghệ thuật để làm rõ triết lí nhân sinh.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Khải là nhà văn hiện đại xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm của ông chủ yếu viết về đề tài nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ông để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết. Truyện ngắn của Nguyễn Khải được đặc trưng bởi lối viết truyện ngắn không có cốt truyện, Một người Hà Nội là truyện ngắn đi theo hướng ấy, hướng của một truyện ngắn không có cốt truyện và nhân vật không hẳn là hình thành trong những tình huống hay xung đột nội tâm. Cô Hiền được coi là một nhân vật chính của truyện ngắn này, khi bàn về nhân vật có ý kiến cho rằng: “ Qua nhân vật cô Hiền nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội”.
Truyện ngắn “Một người Hà Nội” là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Khi xây dựng truyện ngắn này, phải chẳng nhà văn muốn định hình một phong cách sống, một thứ nền nếp, gia phong của người Hà Nội cũng là một sự sàng lọc của thời gian để cái còn lại là những tinh chất, những phẩm chất vượt trội, “ Những hạt bụi vàng” để rồi cả Hà Nội. cả đất kinh kỳ “chói sáng những ánh vàng” như một niềm tự hào hãnh diện về dân tộc Việt Nam? Cô Hiền là một nhân vật được xây dựng để hoàn thành sứ mệnh cao cả ấy. Đó là một người phụ nữ với phong cách đạo lí vừa triết lý một tính cách vừa thiết thực cũng lại rất đỗi hào hoa xoay quanh những mối quan hệ của nhân vật về gia đình, người thân, đất nước, bạn bè,……ở nhiều thời điểm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Cô Hiền sinh ra trong một gia đình lương thiện, khá giả, được dạy dỗ đàng hoàng, từ nhỏ cô đã là một người con gái xinh đẹp, lớn lên cô trở thành một thiếu nữ Hà Thành, vẫn đầy đủ những nét xinh xắn và vẻ thông minh, sâu sắc của người thiếu nữ ngày nào. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng và còn tự mình mở được một salon văn chương, thế giới mà cô tiếp xúc cũng chính là toàn bộ những con người thuộc thế giới thượng lưu, văn nghệ sĩ Hà Thành.
Qua mỗi thời kỳ, cô Hiền đều có cho mình những thái độ, cách hành xử phù hợp và thể hiện được những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.
Sau năm 1954 hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhân vật “ Tôi” từ chiến trường trở về, Hà Nội nhỏ và vắng hơn trước, bởi rằng, những người vốn sống ở Hà Nội trước đây thì giờ đều chuyển đi những vùng đất mới để làm ăn sinh sống và lập nghiệp. Nhưng, cô Hiền thì lại khác cô vẫn không rời xa Hà Nội, không sinh cơ lập nghiệp ở vùng khác. Phải chăng đây chính là sự gắn bó máu thịt của một con người với vùng đất chôn rau cắt rốn của họ? Sợi dây gắn kết ấy phải có lẽ được tạo ra bởi chính tình yêu của cô đối với Hà Nội.
Mỗi khi nhân vật “ tôi” về thăm Hà Nội, cô luôn băn khoăn hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?”. Câu hỏi ấy tưởng như một câu hỏi xã giao đơn thuần, nhưng thực chất thì lại không phải thế! Ngay trong câu hỏi đã ẩn chứa một nỗi niềm đau đáu, phấp phỏng và tràn đầy hy vọng của một người phụ nữ về vùng đất mà mình yêu mến.
Cô Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch, nhã nhặn của người Hà Nội, một vẻ đẹp mà nhân vật ấy không ngừng xây đắp và luôn luôn có ý thức đề cao. Người xưa đã có câu:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Vẻ đẹp thanh lịch đó thể hiện qua cách cô hiền dạy dỗ và uốn nắn những đứa con của mình. Trong ăn uống, từ cách cầm bát đũa, cách lấy canh, nói chuyện trong bữa ăn, ….đều được cô hướng dẫn tỉ mỉ cẩn thận. Cách ăn uống của gia đình cô Hiền được đặt trong sự đối sánh với cách ăn uống của gia đình nhân vật “tôi” đó là “Cứ việc sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không phải theo một quy tắc nào cả”. Cách ăn uống ấy chính là biểu hiện của một trong những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, những giá trị văn hóa được lưu giữ và phát triển cho tới ngày hôm nay.
Bên cạnh cách ăn uống, còn là cách đi đứng, nói năng sao cho chuẩn mực, không tùy tiện buông tuồng và đặc biệt là “ Biết lòng tự trọng, biết xấu hổ.” Sự thanh lịch, những thói quen lịch lãm như dòng máu luôn chảy trong người cô, dù cho giữa nhịp sống xô bồ nhộn nhịp thì những thói quen ấy vẫn luôn giữ cho tốt tất cả những điều này.
Ngoài những nét thanh lịch, ở cô Hiền còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, cô có cho mình hiểu biết nhận thức rất thực tế về cuộc sống. Là người phụ nữ nhưng cô luôn khẳng định được vai trò “nội tướng” của mình, luôn chủ động, tự tin, mạnh mẽ, dám làm dám là chính mình. Việc cô Hiền lấy chồng là một ông giáo tiểu học, hiền lành chăm chỉ, sự kiện ấy khiến cả Hà Thành kinh ngạc. Chuyện sinh con đẻ cái cũng vậy, cô tính toán chuyện sinh con sao cho hợp lí và có thể nuôi dạy chúng cho tốt đến khi chúng trưởng thành. So sánh với thời kì phong kiến, hoặc không ít những người phụ nữ ngay trong thời đại của cô, họ là phái yếu luôn bị xã hội khinh rẻ, coi thường thì cô Hiền lại luôn thể hiện ngược lại. Người phụ nữ ấy quyết định nhiều việc trong gia đình, ngay cả vấn đề kinh tế cũng vậy, khi chồng bà định mua máy in, cô đã phân tích cho ông hiểu và thuyết phục thành công người chồng của mình. Như vậy người ta nhìn thấy được ở cô Hiền còn chính là cái nhìn bao quát và toàn diện, sự sâu sắc và thấu đáo trong tất cả những vấn đề của cuộc sống.
Cô Hiền còn là một người phụ nữ đầy bản lĩnh, tính tình thẳng thắn. Cô đưa ra quan điểm của mình về việc Chính phủ can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân, “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”. Sự thẳng thật với chế độ với thời đại, chính là thái độ thẳng thắn, trung thực của con người Hà Nội.
Lòng tự trọng, nhân cách cao thượng của cô Hiền thể hiện rõ qua việc cô cho những đứa con của mình đi bộ đội. Khi đứa con trai đầu – “ Dũng” xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu bà nói với nhân vật “tôi” : “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường cô cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Đó chính là một lối sống cao thượng, không thấp hèn, bám vào sự hi sinh của người khác, sống hổ thẹn với lương tâm. Ở đây cô còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở cô Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản.
Đặc biệt, cô Hiền luôn luôn tin tưởng vào những giá trị văn hóa bền vững của con người Hà Nội. Mỗi thời đại, mỗi vẻ đẹp riêng, đều có những nét đẹp không bao giờ đổi thay. Hình ảnh cây si cổ thụ xuất hiện ở cuối truyện đã khẳng định rằng, niềm tin và tình yêu, những giá trị tinh thần chính là liều thuốc quan trọng để lưu giữ và làm sống dậy những gì tưởng chừng như đã mất. Sự sống lại của cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi của những giá trị văn hóa truyền thống Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ…”
Qua nhân vật cô Hiền nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Nhận định như một lời nhận xét chính xác và đầy đủ nhất về vẻ đẹp của con người Hà Nội trong mọi thời đại, thời nào cũng vậy, con người nơi đây luôn lưu giữ, duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp. Cô Hiền – nhân vật chính của thiên truyện chính là một người như thế, một con người sắc sảo đến khôn ngoan, trải đời đến già dặn, nhưng cô cũng là một người bộc trực vô tư. Đối với đất nước và cách mạng, cô có quan niệm khá rạch ròi, với cuộc sống bản thân và gia đình, người phụ nữ ấy cũng nuôi dưỡng cho mình những quan niệm rất độc đáo và thông minh.
Đề 2
Câu 2 (trang 149, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng). (Đề 2)
Phương pháp giải:
Gợi nhớ nội dung của văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, phân tích về nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản (điều em ấn tượng nhất).
Lời giải chi tiết:
Khai thác bối cảnh lịch sử Thăng Long trong những năm bị cai trị bởi bạo quân Lê Tương Dực, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã viết lên vở kịch Vũ Như Tô, vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thiên tài có khát vọng cao cả nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa mà trở thành đối tượng căm thù của nhân dân, bi kịch của Vũ Như Tô được thể hiện tập trung qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật cùng khát vọng nghệ thuật chân chính, cao siêu nhưng lại đối đầu trực tiếp với những lợi ích thiết thực của nhân dân. Đó là mâu thuẫn giữa tài năng, khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực phũ phàng, éo le của cuộc sống, xã hội.
Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài, tài năng của ông được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa bằng đầy sinh động, người nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vòm mây mà không hề tính sai một viên gạch”. Tài năng của Vũ Như Tô được Đan Thiềm đáng giá là cái tài trời, và tài năng ấy có thể điểm tô cho đất nước với những công trình vĩ đại.
Vũ Như Tô là người có khát vọng cao cả, thuần túy, ông mong muốn xây dựng được một công trình tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, sánh ngang cùng nhật nguyệt. Cửu Trùng Đài là kết tinh tài năng, tâm huyết của cả đời người nghệ sĩ ấy. Kể từ khi xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã sống cùng Cửu Trùng Đài, chết cùng Cửu Trùng Đài, cả linh hồn và hy vọng sống của ông cũng đặt vào công trình nghệ thuật đặc biệt đấy. Để cuối cùng khi bạo quân kéo đến, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô kiên quyết không rời nửa bước, bất chấp cả những nguy hiểm về tính mạng “ Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây tôi còn đi đâu được”.
Đó còn là người nghệ sĩ có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ không chịu khuất phục trước quyền lực. Vũ Như Tô kiên quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài theo lệnh của Lê Tương Dực, chỉ khi nghe Đan Thiềm khuyên mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao thì Vũ Như Tô mới chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, bạo chúa bị giết, bất chấp tính mạng của bản thân, bỏ qua lời khuyên bỏ trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài nửa bước.
Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người bị hiểu lầm, vì mượn tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài mà Vũ Như Tô vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, trở thành nạn nhân của cuộc bạo loạn. Trong nhận thức của nhân dân, vua trở nên xa xỉ cũng vì xây Cửu Trùng Đài, cuộc sống lầm than đau khổ cũng vì xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người trực tiếp xây dựng Cửu Trùng Đài nên ông cũng trở thành đối tượng của bạo tàn. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu và trân trọng con người ngay thẳng, tài năng thiên tài ở người nghệ sĩ ấy.
Bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng của người nghệ sĩ. Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn không dám tin những việc mình làm cho nghệ thuật lại là tội ác đối với nhân dân. Vũ Như Tô một mực khẳng định mình không có tội, ông cũng không thể hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài lại là việc làm hại nước hại dân. Hình ảnh Vũ Như Tô tuyệt vọng giữa sự cuồng lộ của đám quân bạo loạn trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. Những lời thanh minh từ đáy lòng của ông không những không được lắng nghe mà còn bị sỉ nhục, chửi mắng thậm tệ.
Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được sự trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn timdapan.com"