Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I - Ôn tập HK1 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết

Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6


Đọc hiểu

Phần a (trang 122, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bởi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một náng hai sương xay, giā, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

               (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điểm)

Câu 1 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài:  Đặc điểm nổi bật của mạch cảm xúc trong đoạn thơ trên là gì?

A. Giàu tính tự sự

B. Thiên về giới thiệu

C. Đậm màu sắc miêu tả

D. Giàu chất triết lí, suy tưởng

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học -> chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

Đáp án D. Giàu chất triết lí, suy tưởng

Giải thích: Sau mỗi hình ảnh được miêu tả là một tầng ý nghĩa được ản dụ đằng sau, từ những hình ảnh quen thuộc, đã gọi ra được tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận và tình cảm của tác giả đối với gia đình, quê hương nói riêng và đất nước nói chung.

Câu 2 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đoạn thơ trên có đặc điểm như thế nào?

A. Không vần, có nhịp, không hình ảnh

B. Không vần, có nhịp, giàu chất liêu dân gian

C. Không vần, không nhịp, không biện pháp tu từ

D. Không vần, không nhịp, nhiều biện pháp tu từ

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Không vần, có nhịp, giàu chất liêu dân gian.

Giải thích: Vần nhịp ko có là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận ra qua cách gieo vần và thể loại của bài thơ, biện pháp tu từ được sử dụng khéo léo và hợp lí khiến cho tính biểu cảm và diễn đạt của bài thơ được nâng lên.

Câu 3 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Cái “ngày xửa ngày xưa” trong câu thơ “Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể” được hiểu là gì?

A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể

B. Là câu chuyện hằng ngày của mẹ

C. Là lời ru của mẹ khi con còn nhỏ

D. Là câu ca xưa cũ mẹ khuyên nhủ con

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng để chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

Đáp án A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể

Giải thích: “ngày xủa ngày xưa…” là cụm từ quá quen thuộc với mỗi câu truyện cổ tích, những câu truyện thường gắn liền với tuổi thơ và tình yêu thương của những đứa trẻ ngày trước. Những câu truyện cổ đầy màu sắc, sinh động và giàu những bài học đạo đức đã sớm thấm nhuần vào tâm hồn của mỗi chúng ta trở thành một biểu tượng quen thuộc và ấm áp mỗi lần nhắc đến “mẹ” và “tuổi thơ”.

Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Trong hai câu thơ “Đất Nước bắt đầu với tiếng trầu bây giờ bà ăn/ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” nhắc ta nhớ đến câu chuyện cổ nào?

A. Sự tích trầu cau và Sự tích ông bình vôi

B. Truyện Thánh Gióng và Cây tre trăm đốt

C. Sự tích ông bình vôi và Cây tre trăm đốt

D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng.

Giải thích: “trầu cau” lý giải về nguồn gốc, sự tích của miếng trầu ngày nay; “tre đánh giặc” quá rõ ràng đó là về truyện Thánh Gióng – người anh hùng dân tộc ta.

Câu 5 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Dòng thơ nào sử dụng thành ngữ

A. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

B. Cái kèo, cái cột thành tên

C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

D. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

Giải thích: Đây là câu hỏi nhận biết dựa trên vốn kiến thức cá nhân, để làm được câu hỏi này học sinh cần phỉa có vốn kiến thwucs nhất định về thành ngữ.

Câu 6 (trang 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên khoảng 3 - 4 dòng.

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

     Nguồn gốc của đất nước và quá trình hình thành đất nước. Đất Nước là những thứ gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra. Được cảm nhận bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người. Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục của người Việt Nam “Phong tục ăn trầu; hình ảnh: cây tre, hạt gạo; tập quán bới tóc sau đời; thành ngữ gừng cay muối mặn”.

Phần b (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập dưới đây:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba

Khấp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đến Hùng - nơi tưởng niệm về cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đến Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đến Thượng.

Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả" viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiếm để tại Đến Hùng, nói rằng: "…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đến ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi..".

                 (Theo Uyên Linh, baodautu.vn)

Câu 1 (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3-4 dòng.

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức đã học, vận dụng kỹ năng đọc hiểu để phân tích nội dung và ý nghĩa của đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

     Đoạn trích trên viết về đề tài lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương). Nơi tưởng niệm về cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh ghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng.

Câu 2 (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức cũ về phương thức biểu đạt

- Áp dụng vào đoạn trích để xác định phương thức biểu đạt chính.

Lời giải chi tiết:

     Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh, kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận.

Câu 3 (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp?

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn trích

- Ôn lại kiến thức cũ vận dụng vào đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

     Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu tổng - phân - hợp.

Câu 4: (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu và phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

- Chọn thông tin mà cảm thấy tâm đắc nhất

- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng nó vào thông tin lựa chọn -> nêu ý nghĩa thông tin

Lời giải chi tiết:

     Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam

     Từ xưa đến nay người dân Việt Nam luôn giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, để biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Chính vì vậy, cứ đến ngày mồng mười tháng ba âm lịch, mọi người trên khắp mọi miền đất nước đổ về đền Hùng, thắp nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính đối với cội nguồn của mình. Đồng thời còn là dịp để quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm thức, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước. Là ngày dân tộc ta cùng nguyện một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phai cùng nhau giữ lấy nước”.


Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1: Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một.

Đề 2: Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.

 

Đề 1 (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một.

Phương pháp giải:

- Đọc lại các tác phẩm truyện, thơ;

- Ôn lại kiến thức để áp dụng vào bài tìm ra vấn đề xã hội

Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Thân bài: Triển khai vấn đề nêu ở mở bài theo một trình tự nhất định

Kết bài: Khẳng định và khái quát vấn đề đã bàn luận

Lời giải chi tiết:

     Chọn bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa làm rõ vấn đề: Trách nhiệm bảo vệ biển đảo.

     Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biển, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà, xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả. Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Đề 2 (trang 124, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu

Phương pháp giải:

- Ôn lại kiến thức cũ ở bài 3, phần thực hành Tiếng Việt

Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề bài viết

Thân bài: Sắp xếp các ý theo một trình tự khác nhau, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn thân từ bỏ thói quan xấu đó

+ Những lí do để từ bỏ thói quen xấu đó

+ Nêu cách từ bỏ thói quen dó

Kết bài: Khẳng định lại thông điệp

Lời giải chi tiết:

     Bạn thân hay thức khuya, đây là điều rất lo lắng vì nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn cũng như sức khỏe xung quanh. Bởi vậy, mình nghĩ bạn nên thay đổi thói quen xấu này.

     Nếu tìm hiểu về các tài liệu trong và ngoài nước về tác hại của việc thức khuya, mình chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để thay đổi thói quen của mình. Thức khuya làm giảm trí nhớ; ù tai, chóng mặt, mắt mờ; Nóng nảy, cáu bẩn; đau mỏi cơ; trung khu thần kinh uể oải; da mặ nhợt nhạt, thiếu sinh khí; khô mắt và mỏi mắt; nghiêm trọng hơn thức khuy trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khua. Bạn thấy không, việc thức khuya nó kéo theo bao nhiêu hệ lụy, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen ngủ sớm bằng cách: điều chỉnh thời gian sao cho hợp lí, uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm lành mạnh và giải tỏa áp lực cơ thể, chú ý đến việc nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu duy trì được nếp sống lành mạnh ấy, mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui tươi hơn.

     Như vậy, việc hay thức khuya sẽ hủy hoại sức khỏe của con người, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó khiến cho bạn mắc các bệnh nguy hiểm, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình những lối sống lành mạnh. Mình biết việc thay đổi thói quen không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì mình tin chắc bạn sẽ thay đổi được nó.

Bài giải tiếp theo