Soạn bài Trong lòng mẹ SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn gọn Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu
Phần I
CHUẨN BỊ
Trả lời câu hỏi (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Xem lại phần kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
Khi đọc hồi kí các em cần chú ý:
- Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
- Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
- Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự viếc và các nhân vật trong đó như thế nào?
Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí Những ngày thơ ấu
Phương pháp giải:
Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn, chú ý khái niệm truyền thuyết để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả viết về cậu bé Hồng về cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô và giây phút em gặp lại mẹ
- Nhằm mục đích: thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và vạch trần hiện thức xã hội phong kiến cổ hủ với những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản.
- Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chứ không phải thứ ba khiến cho câu chuyện xác thực hơn do góc nhìn đặt ở những suy nghĩ tình cảm của nhân vật chính
- Cảm xúc của các nhân vật trong truyện:
+ Hồng với bà cô: ghét cay ghét đắng những lời nói xúc xỉa của bà cô khi nói xấu mẹ.
+ Bà cô với Hồng: luôn tìm cách bôi nhọ người mẹ tốt đẹp trong lòng Hồng.
+ Hồng dành cho mẹ: tình cảm yêu thương, nhớ thương, tôn trọng mẹ mặc cho bà cô có nói xấu như thế nào chăng nữa.
+ Bà cô với mẹ Hồng: ghét, luôn tìm cách bôi nhọ nói xấu.
Phần II
ĐỌC HIỂU
Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu 1 (trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần (1), chú ý vào chi tiết giới thiệu nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh của nhân vật tôi trong phần 1: Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người thân thích.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phản ứng của nhân vật: "tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn (2) và chú ý phản ứng của nhân vật bé Hồng.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô:
- Toan muốn trả lời là có khi bà cô hỏi:" Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?" nhưng chợt nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong lời nói của bà cô lặng lẽ cúi đầu không đáp
- Cười đáp lại người cô là không muốn vào vì cuối năm kiểu gì mẹ cũng về.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn (3), nắm bắt nội dung và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phần 3 kể về cuộc gặp mặt của mẹ con Hồng sau bao ngày xa cách. Đây là nội dung chính của văn bản và có liên quan đến nhan đề: "Trong lòng mẹ".
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?
Phương pháp giải:
Chú ý đoạn (3), đọc kĩ diễn biến cuộc gặp gỡ của hai mẹ con.
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ:
- "Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ", "tôi liền đuổi theo gọi bối rối:" Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!
- Sợ rằng chỉ là nhầm lẫn: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn... sa mạc"
- " Tôi đuổi kịp", "thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại"
- "Oà lên khóc rồi cứ thể nức nở"
- "tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp… sung túc"
- "đùi áp đùi mẹ tôi", "đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi", ngửi hương quần áo thơm tho lạ thường.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của:" tôi" như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn (3), chú ý hình ảnh người mẹ xuất hiện qua cái nhìn và miêu tả của nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
Người mẹ hiện lên trongc cái nhìn của " tôi":
- không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nôi của tôi nói".
- "gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng làm nổi bật màu hông của hai gò má".
- quần áo thơm tho, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh trong SGK trang 54.
Lời giải chi tiết:
Từ hình ảnh minh họa ta nhận thấy tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng không gì có thể sánh được. Tình yêu thương con của những người mẹ là rộng lớn mênh mông vô cùng. Yêu thương con, mẹ có thể làm tất cả vì con, hy sinh để dành những điều tốt nhất cho con. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động nhất của cuộc đời.
Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của " tôi"?
Phương pháp giải:
Chú ý đọc văn bản để thấy tâm trạng nhân vật “tôi” khi gặp mẹ và khi chưa gặp mẹ.
Lời giải chi tiết:
Qua hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi không nghe lời bà cô xúi giục, căm giận xã hội đã ruồng rẫy mẹ, ta nhận ra được tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt. Chính tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong lòng người đọc.
Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Vì sao "câu nói ấy bị chìm ngay đi"?
Phương pháp giải:
Chú ý xác định “câu nói ấy” là câu nào.
Lời giải chi tiết:
"câu nói ấy bị chìm ngay đi" là do lúc này Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận hơi ấm của mẹ, chính vì thế lúc này đây những câu nói độc ác ấy chìm ngay đi, em chẳng để tâm tới nó nữa.
CH cuối bài
Trả lời câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn văn bản và liệt kê các sự việc chính.
Lời giải chi tiết:
Sự việc chính của đoạn trích:
- Cuộc đối thoại cay nghiệp giữa Hồng và bà cô về mẹ (phần 2)
- Giây phút thiêng liêng khi Hồng gặp lại mẹ phần 3
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
Phương pháp giải:
Từ tác phẩm, đưa ra hình ảnh so sánh về người mẹ.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
Phương pháp giải:
Chú ý đoạn (3), liệt kê các câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.
Lời giải chi tiết:
- Một số câu văn:
+ "…Tôi liền đuổi theo, bối rối"
+ "Tôi thấy những cảm giác ấm áp bỗng mơn man khắp da thịt"
+ “Phải bé lại… thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
- Nhận xét:
Hình ảnh nhân vật chú bé Hồng khiến người đọc xúc động với hoàn cảnh đáng thương và tấm lòng nhân hậu, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý của em đối với mẹ. Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng. Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về thể loại hồi kí.
Lời giải chi tiết:
Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
- Trong lòng mẹ thuộc hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
- Văn bản mang tính chủ quan được kể theo ngôi thứ nhất của nhân vật.
- Văn bản là dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật bé Hồng kể lại cuộc trò chuyện với bà cô và những suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu đề bài, thể hiện được suy nghĩ của em về đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. Trong giây phút gặp lại mẹ, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Trong lòng mẹ SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết timdapan.com"