Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều

Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự xác định vấn đề gắn với sự việc phù hợp, có tính thời sự) để trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.


Đề bài

Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự xác định vấn đề gắn với sự việc phù hợp, có tính thời sự) để trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.

- Làm thế nào để một số học sinh không còn ngại đọc sách?

- Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tự khoa học mới của thế kỉ XXI

- Cần xác định mục đích học thế nào cho đúng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Lựa chọn đề tài

- Triển khai đề tài thành dàn ý

- Xây dựng bài nói

Lời giải chi tiết

 Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin phép được trình bày về đề tài “Làm Thế Nào Để Rèn Luyện Thói Quen Đọc Sách?”

Đọc sách là một thói quen tốt, không những giúp ta tiếp thu tri thức mà còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hứng thú với sách và những con chữ. Vậy làm thế nào để rèn luyện thói quen đọc sách?

Tạo sự thoải mái khi đọc sách

Mỗi người đều có những sở thích và niềm đam mê riêng. Cuốn sách có thể hữu ích với người này nhưng lại nhàm chán với người khác. Việc bạn cần làm là gạt sang một bên những cuốn sách nhàm chán và khó đọc, hãy bắt đầu với những cuốn sách mà bạn cho là thú vị và hấp dẫn. Sau khi đã rèn được thói quen đọc sách, bạn có thể chuyển đến những cuốn sách khó hơn.

Bên cạnh đó, hãy coi đọc sách như một hoạt động thưởng thức. Bạn không nhất thiết phải tìm những kiệt tác để đọc. Hãy làm cho mình cảm thất thực sự thoải mái và thư giãn với những cuốn sách yêu thích. Nếu bạn coi việc đọc sách như một phần thiết yếu của cuộc sống thì dần dần, việc đọc sách cũng như một thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Thiết lập thời gian đọc sách riêng cho mình

Để tạo được thói quen đọc sách, bạn cũng cần thiết lập một thời gian đọc sách riêng cho mình. Bạn có thể tìm một vài thời điểm nhất định trong ngày, ít nhất từ 10 – 15 phút để đọc. Chẳng hạn, bạn có thể đọc trong bữa ăn sáng, trưa hoặc lúc bạn đang ngồi giải lao hay trước khi đi ngủ. Đó thực sự là một khởi đầu tuyệt vời để rèn luyện thói quen bổ ích này.

Tạo danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc

Hãy tự tạo cho mình một danh sách những cuốn sách tuyệt vời mà bạn muốn đọc. Khi bạn chú tâm tìm một cuốn sách tốt, bạn có thể tìm thấy chúng ở khắp mọi nơi: có thể tìm qua sự giới thiệu của bạn bè, báo chí, truyền hình hay internet. Mỗi khi được giới thiệu về  một cuốn sách hay, hãy thêm ngay thông tin sách vào bất cứ nơi nào có thể nhắc nhở bạn. Đây là cách tuyệt vời để nhắc nhở và giữ sự nhiệt tình cho bạn.

Theo dõi tiến trình đọc

Việc theo dõi này sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ rèn luyện của bản thân. Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng như Goodreads, Book Crawler, BookBuddy,…  để theo dõi quá trình này.

Bạn cũng có thể chia sẻ tiến trình đọc lên mạng xã hội. Phương pháp này giúp bạn đánh dấu những cuốn sách đã đọc, theo dõi cuốn sách đang đọc, các ứng dụng còn cho phép bạn lưu trữ những cuốn sách muốn đọc trong tương lai. Khi kết thúc một cuốn sách, bạn chỉ cần giở lại danh sách và chọn cuốn sách mình muốn đọc thay vì phải đau đầu tìm kiếm.

Tìm hoặc tự tạo không gian đọc sách yên tĩnh

Nếu có thể đến thư viện hoặc có sẵn một phòng riêng tại nhà thì quá lí tưởng. Còn nếu bạn muốn thư thả đọc sách ở nơi công cộng hay có tiếng ồn, hãy sử dụng tai nghe và bật white noise (tiếng ồn trắng), tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, nhạc không lời…giúp bạn tĩnh tâm và tập trung vào cuốn sách.

Coi sách như người bạn đồng hành

Hãy luôn mang theo một cuốn sách đến bất cứ nơi nào mà bạn đi: trường học, văn phòng hay cuộc hẹn ở mọi địa điểm... trừ những nơi mà bạn biết sẽ không đọc được (chẳng hạn như rạp chiếu phim).