Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề nghị luận và câu chốt:

Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần  yêu nước của nhân dân ta. Câu văn chủ chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài văn ở phần đầu là: "Dân ta có một lòng  nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục: ba phần.

- Dàn ý:

+ Mở bài (Từ "Dân ta..." đến "kẻ cướp nước"). Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức  mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.

+ Thân bài (Từ "Lịch sử.... đến “lòng nồng nàn yêu nước"). Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc  kháng chiến hiện tại.

+ Kết bài (Từ “Tinh thần... ” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Để chứng minh cho nhận định:

"Dân ta có một lòng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. 

Lời giải chi tiết:

Trong bài văn, có những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối.

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

Bằng những hình ảnh được so sánh ấy, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c) Các sự việc  và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Câu mở đoạn:” Đồng bào ta ngày nay  cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".

Câu kết đoạn: “Những cử chí cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

b) Dần chứng được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình utừ... đến”.

c) Các sự việc còn con người được liên kết theo mô hình được liên kết mô hình “từ... đến ” có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng một diện như: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.


Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật lập luận nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.


Luyện tập

LUYỆN TẬP

Câu 2. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.

 

Lời giải chi tiết:

“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh. 


Bài học bổ sung