Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh siêu ngắn

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh siêu ngắn nhất trang 114 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. 

Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

- Văn bản thuyết minh trong đời sống con người:

   + Văn bản (a) trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.

   + Văn bản (b) giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.

   + Văn bản (c) giới thiệu về vẻ đẹp thành phố Huế.

- Có thể bắt gặp những văn bản này trong sách khoa học, báo, trang mạng...

- Một số văn bản cùng loại:

   + Một thức quà của lúa non – Cốm.

   + Nhã nhạc cung đình Huế.

   + Ôn dịch, thuốc lá.

2. 

Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

a, Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được, bởi vì:

   + Chúng không nhằm mục đích kể lại sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật.

   + Không xây dựng hình tượng nghệ thuật mà cung cấp đặc điểm, thông tin của sự vật.

b, Các văn bản trên cung cấp kiến thức, thông tin về sự vật, hiện tượng khách quan và khoa học nên được xếp thành một loại riêng.

c, Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

d, Các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.


Phần II

LUYỆN TẬP


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Hai văn bản Khởi nghĩa Nông Văn VânCon giun đất là văn bản thuyết minh. Văn bản cung cấp kiến thức lịch sử. Văn bản sau cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

Bài giải tiếp theo