Soạn bài Tiếng ru trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tiếng ru trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Con ong, con cá, con chim yêu gì ? Vì sao ?


Câu 1

Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao ?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1 của bài.

Trả lời :

- Con ong yêu hoa, vì hoa cho nó nguồn sống và mật ngọt.

- Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết.

- Con chim yêu bầu trời vì ở đó nó có thể bay lượn, ca hát và kiếm ăn ...


Câu 2

Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 :

Gợi ý: Dựa theo mẫu trong sách, em hãy giải thích các câu thơ còn lại.

Trả lời:


Câu 3

Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 3 của bài và giải thích.

Trả lời :

Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi muốn cao không thể không có nền. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ đổ nước vào biển khơi làm cho nước biển lúc nào cũng tràn đầy.


Câu 4

Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ ?

Gợi ý: Em đọc kĩ khổ thơ 1 và tìm câu thơ lục bát nói lên tình yêu thương, đoàn kết của mọi người trong cộng đồng.

Trả lời:

Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ :

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại...

Nội dung: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.


Bài đọc

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?

                         TỐ HỮU

- Đồng chí: người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.

- Nhân gian: ở đây chỉ loài người.

- Bồi: thêm vào, đắp thêm.