Soạn bài Thương vợ - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Thương vợ - Trần Tế Xương. Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:
Câu 1
Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:
- Hai câu đề kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đang:
+ "Quanh năm": Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.
+ "Mom sông": Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
=> Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.
- Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú:
+ Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.
+ "Quãng vắng", đò đông": Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
+ Biện pháp đối: "khi quãng vắng" >< "buổi đò đông".
+ "Eo sèo": Gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.
=> Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú.
=> Bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương.
Câu 2
Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”
=> Bà Tú là người gánh vác gia đình. Ông Tú tự ví mình như một "người con" của bà Tú, một người chồng "ăn lương vợ".
- “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
=> Chăm chỉ kiếm sống làm ăn dù có khó khăn và gian khổ cách mấy.
- “Một duyên hai nợ âu đành phận”
=> Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
Câu 3
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
- Tiếng chửi là lời của tác giả.
- Ý nghĩa:
+ Sau đó còn là lời tự chửi bản thân mình. Tự coi mình là loại vô tích sự, ăn lương vợ, tự mắng mình là gánh nặng của vợ.
+ Tiếng chửi xã hội, thói đời đểu cáng bạc bẽo khiến người vợ phải chịu nhiều vất vả, còn mình là người chồng ăn bám, vô tích sự "có như không".
=> Đằng sau tiếng chửi là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ.
Câu 4
Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Nỗi lòng thương vợ được nhà thơ thể hiện rất rõ trong bài thơ:
- Tựa đề Thương vợ: bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình với vợ
- Tiếng chửi: tác giả một mặt tự trách mình, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ
- Bài thơ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn.
=> Nhân cách của Tú Xương chân thật, cao đẹp.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian: hình ảnh "thân cò", sử dụng nhiều thành ngữ),…
+ Về hình ảnh: trong ca dao, hình ảnh con cò mang nhiều nét nghĩa. Có khi nó được dùng dể nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó ("Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động lam lũ, vất vả ("Con cò mà đi ăn đêm – đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao"). Như vậy, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song, khi ứng vào một thân phận cụ thể như bài thơ Thương vợ của Tú Xương, càng gợi lên sự xót xa, tội nghiệp. Hơn nữa, Tú Xương lại dùng cách nói “thân cò” càng để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.
+ Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách sáng tạo. Cụm từ “năm nắng” chỉ sự vất cả. Các từ "năm", "mười" là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kế hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Qua đó, nói lên sự vất vả, gian lao đồng thời thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.
- Ngôn ngữ đời sống (cách nói nhiều khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi): "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc".
+ Tiếng chửi chính bản thân mình
+ Chửi thói đời đều cáng, bạc bẽo khiến người phụ nữ phải vất vả, còn mình là người chồng vô tích sự.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú
- Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Lời tự trách, tự giễu của nhà thơ.
ND chính
- Hình ảnh bà Tú vất vả, tảo tần, giàu đức hi sinh - Tình cảm thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thương vợ - Ngắn gọn nhất timdapan.com"