Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 100 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

So sánh hai cách trích dẫn tài liệu trong từng trường hợp dưới đây và cho biết cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 101 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

So sánh hai cách trích dẫn tài liệu trong từng trường hợp dưới đây và cho biết cách nào đúng quy định. Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ các lưu ý cách tham khảo và trích dẫn tài liệu.

Lời giải chi tiết:

a.

- Cách 2 là cách trích dẫn tài liệu đúng. Vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.

b.

- Cách 1 là cách trích dẫn tài liệu đúng. Vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 102 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về cách trích và tham khảo tài liệu.

Lời giải chi tiết:

a.

- Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

b.

- Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.

c.

- Phần tham khảo có ghi rõ xuất xứ của tác giả và tài liệu tham khảo.

=> Bài học: Khi phân tích chứng minh vấn đề nghị luận, việc tham khảo các tài liệu là việc cần làm, tuy nhiên chúng ta cần phải trích dẫn rõ tránh trường hợp không trích dẫn biến thành lời của mình.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 102 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra việc khác nhau.

Lời giải chi tiết:

- Việc không dẫn nguồn sẽ biến câu văn đó thành câu của mình, dẫn đến tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền.

- Còn việc trích dẫn theo cách gián tiếp là dùng lời của mình viết lại nhưng vẫn có đầy đủ thông tin xuất xứ.



Từ khóa phổ biến