Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:
Câu 1
THÀNH NGỮ
Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức về thành ngữ để tìm thành ngữ và giải nghĩa chúng.
Lời giải chi tiết:
Thành ngữ trong các câu:
a. Ba chân bốn cẳng => Cuống cuồng, vội vã, nhanh chóng.
b. Chuyển núi dời sông => Việc cần thực hiện rất khó khăn, gian khổ
Câu 2
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em tìm những từ ngữ có nghĩa tương đồng với các thành ngữ, thay thế chúng và rút ra nhận xét về giá trị sử dụng của hai cách
Lời giải chi tiết:
a. “Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và biết bao nhiêu vốn liếng mất sạch”
b. “Giờ đây công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì tất cả, việc gì cũng phải làm.”
=> Nhận xét: câu có sử dụng thành ngữ bóng bẩy, giàu liên tưởng hơn là câu sử dụng từ ngữ thông thường.
Câu 3
Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em đọc và nhận xét cách sử dụng thành ngữ và hiệu quả của chúng đối với từng ngữ cảnh.
Lời giải chi tiết:
Cả hai câu đều sử dụng thành ngữ để cho câu bóng bẩy, giàu liên tưởng. Tuy nhiên xét theo ngữ cảnh thì câu a sử dụng thành ngữ sẽ phù hợp hơn với ý nghĩa biểu thị của thành ngữ (đẽo cày giữa đường: những con người bị động, thiếu chủ ý,...)
Câu 4
Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Em hiểu các thành ngữ và đặt chúng thành từng câu sao cho ứng với ngữ cảnh.
Lời giải chi tiết:
a. Những con người thông minh thường học một biết mười
b. Mỗi chúng ta cần học hay, cày biết để ngày càng hoàn thiện bản thân.
c. Lan được toàn thành phố tuyên dương vì đạt giải quốc gia khiến cho bố mẹ mở mày mở mặt.
d. Cuối tuần, tôi được đi sang Mỹ du lịch, khi nghe tin, tôi vui như mở cờ trong bụng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn timdapan.com"