Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

mâm bóng, hủn hoắn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ ghép, từ láy.

Lời giải chi tiết:

- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại.

- Từ láy: phành phạch, hùn hoắn, giòn giã.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dễ Mèn?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức cấu tạo từ ghép để trả lời câu này.

Lời giải chi tiết:

Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài giúp em hình dung ra bộ càng bóng bẩy, khỏe khoắn cùng bộ cánh trước đây của Dế Mèn ngắn ngủn đến mức khó coi thì bây giờ đã dài đến chấm đuôi.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

Phương pháp giải:

So sánh các thành ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" sử dụng các bộ phận đuôi và 6 tay thay vì các bộ phận cẳng và 2 tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay".

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" phù hợp hơn với loài dễ, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng đần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

Phương pháp giải:

Liệt kê và tìm cụm chủ ngữ trong từng câu.

Lời giải chi tiết:

Những cụm danh từ là: 

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b. Những gã xốc nổi

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh tử làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Phương pháp giải:

Từ đáp án của câu 4, em có thể kẻ bảng, xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ.

Lời giải chi tiết:

=> Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói).


Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Viết một đoạn văn ngăn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cả vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Phương pháp giải:

Em tùy chọn một nhân vật trong các nhân vật đề bài đưa ra, viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ và sử dụng chủ ngữ là cụm từ.

Lời giải chi tiết:

     Bài học đường đời đầu tiên kể lại truyện một cậu thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, xốc nổi.Cậu luôn tự cho mình là nhất, trêu chọc bà con trong xóm.Vào một lần nọ, do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.Sau cơ sự ấy, Dế Mèn đã nhận cái sai của bản thân.Qua tất cả sự việc trên,em thấy rằng Dế Mèn là một người mặc dù kiêu ngạo nhưng có trái tim nhân hậu.Cậu đã dần thay đổi sau khi nhận ra sai lầm.Và em cũng sẽ cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

Chú thích:

Chủ ngữ là cụm từ: phần in đậm.