Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 20 SGK Văn 9 Cánh diều
Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Phương pháp giải:
- Áp dụng kiến thức đã học về thể loại thơ
- Tìm hiểu thêm ngữ liệu ngoài SGK
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Chữ Hán: Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Nhật kí trong tù
- Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 21 SGK Văn 9 Cánh diều
Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp với mỗi loại tác phẩm nêu bên A.
A. Tác phẩm |
B. Được dịch hay phiên âm |
a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán |
1) Được phiên âm ra chữ quốc ngữ |
b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm |
2) Được dịch sang tiếng Việt |
3) Được dịch ra chữ Quốc ngữ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ kiến thức về tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a- 1, 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải phiên âm sang chữ quốc ngữ để hiểu từ đó và dịch nghĩa sang tiếng Việt để hiểu bài thơ
b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển sang chữ quốc ngữ để hiểu
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 21 SGK Văn 9 Cánh diều
Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:
a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q.....
b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/....
c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…
Phương pháp giải:
Tìm các ví dụ trên Internet
Lời giải chi tiết:
a) Âm /c/ thay cho /k/, /q/…
b) Âm /â/ vừa để ghi âm /â/ vừa để ghi âm /ơ/
c) Qu, ngh, gh…
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 21 SGK Văn 9 Cánh diều
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những thuận lợi trong việc học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài.
Phương pháp giải:
Áp dụng phương pháp viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề
Lời giải chi tiết:
Chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn như chữ Nôm cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta trong một thời kỳ, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ này thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La Tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và các nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành cho đến ngày nay. Khác với nhiều hệ thống ngôn ngữ trên thế giới, với 29 âm trong đó có 11 nguyên âm, 1 bán nguyên âm, 17 phụ âm và 5 thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) đã làm cho tiếng Việt trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu sinh động đầy nhạc tính. So với chữ Hán và chữ Nôm là kiểu chữ tượng hình, chữ Việt theo hệ chữ latinh rất phù hợp trong việc viết các tên nước ngoài, các thuật ngữ khoa học…
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều timdapan.com"