Soạn Thực hành một số phép tu từ cú pháp siêu ngắn

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp siêu ngắn nhất trang 150 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

Trả lời câu 1 trang 151 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Có 2 cấu trúc được lặp lại:

+ sự thật là…dân ta đã… chứ không phải (2 lần): khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau nhằm giải thích rõ ràng việc nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật từ 1940 và không còn mối quan hệ gì với thực dân Pháp.

+ Dân ta đã...(2 lần): khẳng định chủ thể của thành quả cách mạng là nhân dân Việt Nam và chúng ta xứng đáng được hưởng độc lập vì đã xả thân chiến đấu vì nó.

b. Lặp cấu trúc …là của chúng ta (câu 1,2) và những …(câu 3,4,5): khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và niềm tự hào về non sông đất nước.

c. Lặp cấu trúc Nhớ sao… (Động từ + bổ ngữ): nhấn mạnh nỗi nhớ thiết tha, cồn cào của cán bộ cách mạng đối với đồng bào nghĩa tình Việt Bắc.

Trả lời câu 2 trang 151 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Câu tục ngữ chia thành hai vế đều có 4 tiếng, các tiếng đối nhau: bán – mua, anh em – láng giềng, xa – gần à Lặp cú pháp ở tục ngữ đòi hỏi phải chặt chẽ (số tiếng ở hai vế bằng nhau, các tiếng ở vị trí tương ứng ở hai vế đối nhau).

b. Câu đối có hai dòng bằng nhau về số tiếng, đối nhau về từ loại và ý nghĩa (cụ già – chú bé, ăn – trèo, ăn củ ấu non – cây đại lớn) và sử dụng biện pháp nói ngược à Phép lặp đòi hỏi phải chặt chẽ và kết hợp với phép đối và biện pháp tu từ.

c. Thơ Đường luật đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao trong phép lặp: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại, nhịp thơ (2/2/3), một số tiếng còn đối nhau về thanh điệu theo quy định.

d. Câu văn biền ngẫu của Nguyễn Đình Chiểu chia thành hai vế lớn, mỗi vế lại chia thành nhiều vế nhỏ, các vế nhỏ này vừa lặp cú pháp vừa đối nhau.

Trả lời câu 3 trang 151 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập: lặp 2 cú pháp (một dân tộc đã gan góc + …., dân tộc đó phải được+…) => khẳng định đanh thép tinh thần anh dũng và việc dân tộc ta xứng đáng có được tự do, độc lập.

b. Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

=> Lặp cú pháp mình về mình có nhớ…: diễn tả nỗi nhớ nhung và tâm trạng băn khoăn, khắc khoải hướng của người ở lại hướng về người ra đi.

c. Lặp cú pháp Đất là…, Nước là…, Đất Nước là… trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm nhằm lí giải, cắt nghĩa đất nước. 


Phần II

Trả lời câu a trang 152 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Trong đoạn trích, câu 1 chia thành nhiều vế câu liên tiếp, các vế đều có kết cấu giống nhau (hoàn cảnh thì giải pháp) và mỗi vế liệt kê một dẫn chứng à Giúp nhấn mạnh sự đối đãi chu đáo, tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ.

Trả lời câu b trang 152 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Phép lặp cú pháp (Chủ ngữ chúng + Vị ngữ + Bổ ngữ) kết hợp với phép liệt kê giúp tác giả tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.


Phần III

Trả lời câu 1 trang 152 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

- Phần in đậm sử dụng phép chêm xen, phần này nằm ở giữa hoặc cuối câu, được đặt trong ngoặc đơn hoặc sau dấu phẩy giúp bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc.

a. Phần chêm xen thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong nằm ở giữa câu, đặt trong dấu ngoặc đơn, giúp giải thích về phản ứng chậm chạp, không bình thường của Thị Nở.

b. Phần chêm xen cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau nằm ở cuối câu, sau dấu “,” giúp bổ sung thông tin: trong những khó khăn khi sắp tới, Chí Phèo sợ nhất là sự cô độc.

c. Phần chêm xen thương thương quá đi thôi nằm ở cuối câu, đặt trong dấu ngoặc đơn, giúp biểu hiện tình cảm yêu mến, quyến luyến của người viết.

d. Phần chêm xen Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam nằm ở giữa câu, đặt sau dấu “,” giúp bổ sung thông tin, làm rõ đối tượng chúng tôi.

Trả lời câu 2 trang 153 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

            Mối ân tình giữa người ở lại (đồng bào Việt Bắc) và người ra đi (cán bộ cách mạng) là dòng chảy nội dung xuyên suốt toàn bộ đoạn trích “Việt Bắc”. Bởi vậy, đoạn trích này còn được đánh giá là khúc tình ca cách mạng của quân dân ta. Tố Hữu, người nghệ sĩ – chiến sĩ, đã tắm mình trong nghĩa tình cao cả ấy và viết lại thành thơ với tất cả sự xúc động của mình.

+ Phần chêm xen đồng bào Việt Bắc, cán bộ cách mạng giúp giải thích rõ đối tượng người ở lại và người ra đi trong đoạn trích.

+ Phần chêm xen người nghệ sĩ – chiến sĩ bổ sung thông tin về nhà thơ Tố Hữu. 

  

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung