Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Thực hành các phép tu từ. Câu 1. a. - Trong ngữ liệu (1), “nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này’ thì câu thơ sẽ có một số thay đổi.
PHẦN I
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a.
- Cụm từ nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn giúp:
+ Nhịp thơ như chững lại diễn tả sự thảng thốt và nuối tiếc của người con trai khi nghe tin cô gái mình yêu thương đi lấy chồng.
+ Nếu thay thế bằng cụm từ hoa tầm xuân sẽ làm mất đi ý nghĩa cô gái đang ở độ tuổi thiếu nữ (khi chưa lấy chồng) và không logic với vế sau nở ra cánh biếc. Nếu thay thế bằng cụm từ hoa cây này, cách biểu đạt mất vẻ đẹp thẩm mĩ và cũng đánh mất ý nghĩa như cụm từ hoa tầm xuân.
+ Các cụm từ cá mắc câu, chim vào lồng lặp lại ở hai câu sau nhằm nhấn mạnh tình cảnh bị ràng buộc của cô gái. Không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý nhưng không tô đậm được tâm trạng vô vọng và bi kịch bế tắc giữa hai người. Cách lặp này khác với nụ tầm xuân ở trên (nụ tầm xuân ở cuối câu 2 được lặp lại ở đầu câu 3 trong khi các cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu cùng ở câu 2 nay tách ra để lặp lại ở đầu câu 3 và câu 4).
b. Việc lặp từ trong các ngữ liệu này không mang màu sắc tu từ mà chỉ nhằm tạo nhịp điệu, tạo tính cân đối, hài hòa để dễ thuộc, dễ nhớ.
c. Phép điệp: là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó (vần, nhịp, từ, cụm, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a.
- Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, vãn học còn chắp cánh ước mơ.
- Tôi yêu thương con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.
- Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn….
b.
Ví dụ 1 - Điệp từ:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trồng đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng
(Ca dao)
Ví dụ 2 - Điệp ngữ:
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đàn em ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.
(Tố Hữu)
Ví dụ 3 - Điệp cấu trúc:
Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi, bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những trưa trốn mẹ đi chơi, là những đêm trăng tỏ chị Hằng. Quê hương trong tôi, là quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
PHẦN II
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
Câu 1 (trang 125 SGK SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a.
- Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu.
- Vị trí của các danh từ, các tính từ, các động từ tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế.
b. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:
- Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu
- Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu - Đối theo kiểu câu đối.
c. Ví dụ:
- Hịch tướng sĩ:
+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa;
+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánlĩ bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;...
- Bình Ngô đại cáo:
+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;...
- Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh / non sông một chèo; Người lên ngựa / kẻ chia bào...
- Câu đối:
Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm cho một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:
+ Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ
+ Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.
d. Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.
Câu 2.
a.
- Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.
- Tục ngữ sử sụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.
- Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng (tật/ thật)-, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận...
b. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền.
Câu 3. Bài tập ở nhà
a. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
Ví dụ:
- Kiểu đối thanh: chim có tổ / người có tông: (“tổ’’ - thanh trắc / “tông”, thanh bằng).
- Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực - xấu / đèn - tốt).
- Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đói - rách; sạch - thơm).
b.
Ví dụ:
Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.
(đối ý và đối thanh)
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối - Ngắn gọn nhất timdapan.com"