Soạn bài Thu điếu SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết
Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thu điếu. Tìm hiểu bố cục của bài thơ.
Chuẩn bị
- Đọc trước văn bản. Tìm hiểu kĩ những thông tin nổi bật về tác giả Nguyễn Khuyến và văn bản Thu điếu.
- Chú ý cách sử dụng từ ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.
Lời giải chi tiết:
- Cách gieo vần: gieo vần “eo” (veo, tẻo teo, vèo, teo, bèo) à vần “eo” thường gợi lên sự tuyệt đối.
- Từ láy “tẻo teo” kết hợp với vần “eo” gợi nên một sự nhỏ bé tuyệt đối; các từ láy khác như lạnh lẽo, lơ lửng à tô đậm không gian mùa thu.
- Từ chỉ màu sắc (vàng, xanh ngắt) và âm thanh (vèo): tạo nên sự hòa quyện hài hòa.
Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Hiểu rõ thế nào là trạng thái tĩnh, thế nào là trạng thái động.
Lời giải chi tiết:
- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh:
+) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
+) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
+) Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
- Những câu thơ diễn tả trạng thái động:
+) Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
+) Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
+) Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
+) Tựa gối buông cần lâu chẳng được.
+) Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thu điếu. Tìm hiểu bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng tìm hiểu các nguồn tài liệu.
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh sống của tác giả từ đó rút ra kết luận về hoàn cảnh ra đời, bố cục của bải thơ.
Lời giải chi tiết:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thờ gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
- Bố cục: 4 phần.
+ Hai câu đề: quang cảnh mùa thu.
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê.
+ Hai câu kết: tâm trạng của nhà thơ.
Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ để nhìn ra góc độ; hình ảnh và từ ngữ thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ gần đến cao, từ cao trở lại gần.
- Điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, mặt ao, bầu trời, ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.
- Mở ra khung cảnh với những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, sắc xanh của trời hòa lẫn sắc xanh của nước => Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng trên nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc gợi ra khung cảnh của một buổi sớm mùa thu bình yên trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút màu xanh của tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian. Mọi cảnh vật trong bức tranh mùa thu đều rất đỗi bình dị, dân dã. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành.
- Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng đượm buồn: Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn “vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng,...”. Đặc biệt câu cuối tạo được một tiếng động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nó không những không phá vỡ cái tĩnh lặng mà nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch.
Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy liên quan thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của một nhà nho ẩn dật như Nguyễn Khuyến?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ -> không gian khắc họa.
Lời giải chi tiết:
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.
Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Qua bài thơ Thu điếu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dũng kỹ năng đọc hiểu
- Cảm nhận tình cảm của nhà thơ qua nội dung bài thơ, nhịp điệu, thể thơ và hoàn cảnh sáng tác từ đó hiểu tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hào mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín, tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.
Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Tìm đọc hai bài Thu vịnh và Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm bài thơ và nét riêng của mỗi bài
Phương pháp giải:
Đọc 3 bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ -> nét chung, nét riêng của mỗi bài.
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau:
+ Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi, quen thuộc với làng quê Viêt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó, khuôn sáo
+ Đều thể hiện: Tâm sự nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt đến sự điêu luyện, là đỉnh cao của sự giản dị mà đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (đối ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế
- Khác nhau:
+ Thu vịnh: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu
+ Thu điếu: Dừng lại ở một không gian, thờ gian cụ thể: trên 1 ao thu, vào 1 buổi chiều thu, 1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tảo teo
+ Thu ấm: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất
Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Nắm được nội dung, chủ đề và tư tưởng của bài thơ từ đó chuyển câu thơ thành đoạn văn miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Khung cảnh mùa thu với những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, sắc xanh của trời hòa lẫn sắc xanh của nước. Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng trên nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc gợi ra khung cảnh của một buổi sớm mùa thu bình yên trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút màu xanh của tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian. Trong không gian tĩnh lặng ấy xuất hiện tiếng động của “tiếng cá cắn chân bèo”, nó không phá vỡ sự tĩnh lặng ấy mà càng làm tăng sự yên tĩnh, tĩnh mịch.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Thu điếu SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiết timdapan.com"