Soạn bài Bài thơ số 28 siêu ngắn
Soạn bài Bài thơ số 28 siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Hình tượng so sánh trong câu mở đầu:
"Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em như muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"
=> Thể hiện khao khát muốn thấu hiểu, muốn khám phá, muốn hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu.
Câu 2
Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp:
+ Nhằm phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu.
+ Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.
- Sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu tượng:
+ "Viên ngọc, đóa hoa - trái tim": đều quý giá, thanh cao, tươi đẹp nhưng nếu "viên ngọc", "đóa hoa" giản đơn, bé nhỏ, hạn hẹp, dễ nhận biết, dễ đong đếm thì "trái tim" lại phong phú, phức tạp, vô cùng vô tận, “nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”
=> Mâu thuẫn trong tình yêu: anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.
+ "Lạc thú, khổ đau – tình yêu": "Lạc thú", "khổ đau" chỉ là một trong vô vàn những cung bậc dễ thấy trong tình yêu
=> Mâu thuẫn trong tình yêu: tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.
=> Từ những tương đồng, khác biệt của các biểu tượng trên, Ta-go muốn đưa ra triết lý về cuộc đời và trái tim:
- Cuộc đời và trái tim đều không có bến bờ, vô cùng phức tạp, phong phú, bí ẩn và cùng lúc chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà con người khó có thể thấu suốt, lý giải hay chiếm lĩnh. Điều đó càng khiến con người bị hấp dẫn và khao khát kiếm tìm.
- Điều quý giá nhất của cuộc đời là trái tim, điều quý giá nhất trong trái tim là tình yêu. Tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm.
Câu 3
Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Những câu nói nghịch lý trong bài thơ:
- "Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
- Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu
- Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu"
=> Nhấn mạnh những mâu thuẫn nghịch lý tồn tại trong tình yêu, đó là thuộc tính bí ẩn của tình yêu. Chính thuộc tính ấy khiến con người luôn say mê kiếm tìm và khao khát khám phá, chiếm lĩnh.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn
- Phần 2 (tiếp đến "biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận
- Phần 3 (còn lại): Những nghịch lý diễn tả sự đa dạng của tình yêu
ND chính
Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có một tình yêu trọn vẹn thì con người phải biết khám phá, hòa hợp và tin yêu. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Bài thơ số 28 siêu ngắn timdapan.com"