Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) (Chi tiết)

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) trang 75 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 2. Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai.


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Về thế thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường cũng như bài Sông núi nước Nam đều làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Số câu: 4

- Số chữ trong mỗi câu: 7

- Hiệp vần: chữ cuối câu 1,2,4 (yên-biên-điền)


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai. 

Lời giải chi tiết:

Cụm từ "nửa như có nửa như không” có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên,  tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về, sắp tối, gồm những chi tiết sau:

- Ánh sáng, màu sắc: mờ mờ như khói phủ.

- Âm thanh, tiếng sáo thổi dắt trâu về.

- Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

Lời giải chi tiết:

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa, bình dị.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Lời giải chi tiết:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.


Luyện tập

Từ việc đọc - hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâi về nhà khi chiều xuống. (Gợi ý: Xem tranh minh hoạ) 

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo 1:

Con đường dài hẹp đằng xa kia đang khuất đi những bóng đen, đó là đàn trâu với những cậu mục đồng thổi sáo. Tiếng sáo vi vu vang khắp cánh đồng. Đồng xanh bát ngát nay vàng tối dưới ánh tà dương, nổi sắc lên đàn cò trắng nhẹ nhàng lướt qua những cọng lúa non và đáp cánh. Cảnh vật như du dương đưa ta vào một trời ảo ảnh.

Đoạn văn tham khảo 2:

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ  ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.


Bố cục

Bố cục: 2 đoạn

Phần 1 (Hai câu đầu): Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

- Phần 2 (Hai câu cuối): Bức tranh về cảnh đồng quê, dân dã, bình yên.


ND chính

Bài thơ được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ, đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã.

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến