Soạn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch siêu ngắn

Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng siêu ngắn nhất trang 143 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Bố cục (2 phần)

- 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

- 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

Nội dung

- Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thời thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý trọng hơn tình cảm bạn bè - một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.

Trả lời câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1 

Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

- Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

- Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

- Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

=> Cảnh đẹp, thời gian đẹp, tình bạn đẹp nhưng lại gắn với hoàn cảnh li biệt. Không gian, thời gian, con người hài hòa nhưng càng làm nổi bật sự tiếc nuối, bịn rịn, lưu luyến của nhà thơ khi phải xa bạn hiền.


Câu 2

Trả lời câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Nhà thơ chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của cố nhân vì đối với Lí Bạch, chỉ có chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên là quan trọng và có ý nghĩa trên dòng Trường Giang.

=> Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn nhìn theo chiếc thuyền đơn độc. Lí Bạch thấy rõ sự trống vắng trong lòng mình và dường như cảm nhận được cả nỗi cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên khi phải xa người bạn tri kỉ.


Câu 3

Trả lời câu 3 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Có thể hình dung người đưa tiễn còn đứng lặng mãi bên dòng sông để nhìn theo chiếc thuyền chở cố nhân, đôi mắt chăm chú dõi theo cánh buồm dần xa cho đến khi mất hẳn vào không gian trời nước bao la, cánh buồm như đã cùng dòng sông chảy vào cõi trời xa lắm.

- Tứ thơ tuyệt đẹp diễn tả tâm tình bịn rịn, lưu luyến, trống trải của nhà thơ khi phải chia xa người bạn thân thiết.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung