Soạn bài Sống, hay không sống? SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?
1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 81 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của nhà vua, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Nhà vua không tin là Ham-lét điên.
2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 81 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Mục đích của nhà vua là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của nhà vua, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Mục đích của nhà vua là muốn xác nhận Ham-lét có bị mất trí hay không.
3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 82 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Đoạn độc thoại của Ham-lét diễn tả được sự bất công trong xã hội.
4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 84 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Chú ý thái độ của Ô-phê-li-a
Lời giải chi tiết:
Thái độ của Ô-phê-li-a: ngoan ngoãn nghe theo lời của Vua, thể hiện tình cảm với Hăm-lét. Trong khi đó Ham-lét luôn làm ngơ, phớt lờ tình cảm với Ô-phê-li-a, anh luôn cảnh giác để không phải đẩy mình vào cái bẫy của Clô-đi-út.
5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Nhà vua định làm gì Ham-lét?
Phương pháp giải:
Chú ý hành động và lời thoại của nhà vua
Lời giải chi tiết:
Nhà vua có ý định đưa Ham-lét quay trở về Anh.
6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?
Phương pháp giải:
Đọc câu kết của văn bản
Lời giải chi tiết:
Câu kết cho thấy sự nham hiểm, thủ đoạn của Vua Cloo-đi-út.
1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Đoạn trích kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
-Đoạn trích kể về câu chuyện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu. Trong câu chuyện có những nhân vật: Ham-lét, nhà vua (Clô-đi-út), hoàng hậu, Ô-phê-lia-a, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.
-Văn bản trích hồi III, cảnh 1.
2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Nhận biết một số chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản.
Phương pháp giải:
Chú ý lời chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản
Lời giải chi tiết:
-Lời chỉ dẫn sân khấu: nói với Ô-phê-li-a, nói với vua.
-Lời nhân vật: lời của vua, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, Ham-lét, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.
-Đoạn độc thoại của Ham-lét (sống, hay không sống… đừng quên những tội lỗi của ta).
-Đối thoại: các đoạn đối thoại giữa Hăm-lét và Ô-phê-li-a, giữa Pô-lô-ni-út và vua, hoàng hậu - Ô-phê-li-a -vua, Rô-den-cran - Ghin-đơn-xtơn - vua.
3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống hay không sống? đã thể hiện được sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng để bảo toàn mạng sống của mình. Những lời độc thoại ấy bộc lộ sự mâu thuẫn: mặc dù bên trong Ham-lét rất tỉnh táo nhưng vì hoàn cảnh nên buộc phải giả điên trước mặt mọi người để bảo toàn tính mạng. Hơn nữa đoạn độc thoại đó là sự mâu thuẫn bên trong chính con người của chàng, cuộc xung đột giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.
4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tìm ra 2 tuyến nhân vật, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
-2 tuyến nhân vật trong đoạn trích là Ham-lét và vua.
-Ham-lét đại diện cho tuyến nhân vật anh hùng, thấu đáo, sáng suốt, đấu tranh vì lẽ phải, có năng lực vượt trội, khát vọng lớn nhưng lại phải đối diện với thực tế bất công, không thể hóa giải.
-Vua (Clô-đi-út) đại diện cho tuyến nhân vật phản diện, tham lam, xảo trá, muốn che đậy đi tội ác bằng vẻ ngoài tử tế, bao dung (lo lắng cho tình trạng của Ham-lét).
5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 38 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Nhận xét đặc điểm lời thoại của các nhân vật Ham-lét và Ô-phê-li-a trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Chú ý lời thoại của từng nhân vật
Lời giải chi tiết:
-Lời thoại của nhân vật Ham-lét: Ham-lét đặt ra nhiều câu hỏi phản bác lại lời nói của Ô-phê-li-a khiến những ai đang theo dõi sẽ không tin vào lời của nàng Lời thoại đó như một ông cụ để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng.
-Lời thoại của nhân vật Ô-phê-li-a: luôn gợi lại những kỉ niệm giữa Ham-lét và mình, ngoan ngoãn nghe theo lời của vua để gài bẫy Ham-lét.
6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 85 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên phẩm chất và tính cách gì của Ham-lét? Em có đồng ý với quyết định ấy của Ham-lét không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lí giải câu trả lời của em đồng ý hay không đồng ý.
Lời giải chi tiết:
-Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên sự đấu tranh cho lẽ phải, chán ghét, căm hận trước cái chết của cha và những việc làm của vua và hoàng hậu. Luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ra sự thật và trả thù cho cha, tránh mọi tai mắt của nhà vua.
-Em có đồng tình với quyết định của Ham-lét. Vì đấu tranh trả thù cho cha là để lập lại sự công bằng, đẩy lùi cái xấu, cái ác. Một người mang nội tâm sâu sắc như Ham-lét không dễ đầu hàng với số phận, chàng muốn đấu tranh để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Chính vì thế mà em đồng tình với quyết định của Ham-lét.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Sống, hay không sống? SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều timdapan.com"