Soạn bài Quê hương siêu ngắn

Soạn bài Quê hương siêu ngắn nhất trang 16 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 ( trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

* Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

- Không gian, thời gian: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

- Hình ảnh con thuyền được so với con tuấn mã: “hăng”, “phăng” thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.

- Hình ảnh cánh buồm được so sánh như mảnh hồn làng: Biểu hiện cho hồn cốt của người dân vùng biển.

* Cảnh đón thuyền cá về bến:

- Không khí: Ồn ào, tấp nập, náo nhiệt

- Hình ảnh người dân chài: “làn da ngăm dám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”

=> Vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.

- Hình ảnh chiếc thuyền: Con thuyền được nhân hóa. Nó cũng như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả, chất muối thấm trong từng thớ vỏ như hồn biển hồn quê thấm vào máu thịt mỗi người dân quê.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

  “Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

+ Cánh buồm “giương to” khi gặp gió lớn

+ Nghệ thuật so sánh ẩn dụ: Cánh buồm - một hình ảnh cụ thể được so sánh với hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”, cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.

   “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”

 + Hình ảnh người dân làng chài: “Làn da ngăm rám nắng” làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”. “Vị xa xăm ấy” là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.

⇒ Lối nói so sánh và biện pháp ẩn dụ khiến hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, hình ảnh người dân chài trở nên sinh động, lãng mạn hơn.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nghệ thuật:

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.


Luyện tập

Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2) 

Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ.

HS tự làm.

Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2) 

Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.

-    Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

                                   (Tràng giang – Huy Cận)

-    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

     Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

                                   (Quê hương – Giang Nam)

-    Quê hương mỗi người chỉ một

     Như là chỉ một mẹ thôi

                                    (Quê hương – Đỗ Trung Quân)

 


Bố cục

Bố cục:

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.


ND chính

Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.