Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn tập 1 bài Quá trình văn học và phong cách văn học. Câu 1: - Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.


Câu 1

Câu 1 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

- Khái niệm: Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm: tất cả các tác phẩm văn học, tất cả các hình thức tồn tại của văn học, các thành tố của đời sống văn học (tác giả, người đọc, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác…).

- Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.

- Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung.

+ Thứ nhất: văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn hoá ấy, những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử phát triển của văn học.

+ Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân : văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước và tạo nên giá trị mới.

+ Thứ ba: Văn học một dân tộc tồn tại vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến. Là một dòng chảy của văn học thế giới.


Câu 2

Câu 2 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Các trào lưu văn học lớn trên thế giới

Các trào lưu văn học lớn trên thế giới Thời gian, địa điểm Đặc trưng Tác giả tiêu biểu 
Văn học thời Phục Hưng Ở Châu Âu vào TK XV- XVI Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ. Sêch-xpia (Anh), Xec- van- tec (Tây Ban Nha)
Chủ nghĩa cổ điển Ở Pháp Vào TK XVII Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ. Cooc- nây, Mô-li-e (Pháp)
Chủ nghĩa lãng mạn Ở các nước Tây Âu sau cách mạng tư sản Pháp 1789 Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề  tài trong thề giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường V. Huygô (Pháp), F. Si-le (Đức)
Chủ nghĩa hiện thực phê phán Ở Châu Âu TKXIX Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan, thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể. H. Ban- dăc (Pháp), L. Tôn-tôi (Nga)
 Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa TK XX sau Cách mạng tháng 10 Nga Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng M.Gooc-ki (Nga), Giooc – giơ  A-ma- đô (Braxin)

* Trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:

Trào lưu văn học hiện đại trên thế giới Thời gian, địa điểm Đặc trưng Tác giả tiêu biểu
Chủ nghĩa siêu thực Ở Pháp - Năm 1922 Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ A. Brơ- tôn (Pháp)
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ La tinh sau thế chiến thứ hai Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo , các huyền thoại, truyền thuyết G. Mac- ket.
Chủ nghĩa hiện sinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai Miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ và phi lí. An- be Ca- muy

* Trào lưu xuất hiện vào những năm 30 của TK XX ở Việt Nam

Trào lưu văn học  Thể loại Tác giả
Trào lưu lãng mạn Phong trào thơ mới Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, nhóm Tự lực văn đoàn,..
Trào lưu hiện thực phê phán Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự  Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng,…
Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa (sau Cách mạng tháng Tám 1945) Chính luận, thơ ca cách mạng, phóng sự,... Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu,….


Câu 3

Câu 3 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Phong cách văn học:

- Phong cách ăn học là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong tác phẩm.

- Phong cách ăn học nảy sinh do chính nhu cầu, đòi hỏi sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của quá  trình sáng tạo Văn học

- Qúa trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.

- Phong cách in dậm dấu ấn dân tộc và thời đại


Câu 4

Câu 4 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

 Những biểu hiện của phong cách văn học :

- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá .

- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm

- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kỹ thuật mang dấu ấn riêng.

- Thống nhất từ cốt lõi, nhưng có sự triển khai đa dạng đổi mới.

- Có phẩm chất thẩm mỹ cao, giàu tính nghệ thuật.


Luyện tập

Câu 1 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

- Cảm hứng lãng mạn trong “Chữ người tử tù”

+ Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ

+ Thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối,...

+ Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, góc cạnh, sử dụng nhiều từ Hán Việt

+ Giọng văn ngợi ca

- Cảm hứng hiện thực trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:

+ Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia

đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

+ Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

+ Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt.

+ Giọng văn châm biếm


Câu 2 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Khẳng định cái tôi độc đáo khác thường.

- Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện văn hoá, thẩm mĩ, tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

- Sử dụng thành công thể văn tuỳ bút tự do phóng túng với nhân vật chính là cái tôi độc đáo của mình…

+ Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu:

- Một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước mọi biến động của thời gian.

- Một trái tim luôn hướng đến tình yêu tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt sôi nổi.

- Một nỗ lực cách tân thơ Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc câu thơ Tây phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói cùng nhiều sáng tạo những cách nói mới, phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan...

 

Bài giải tiếp theo