Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 1 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Luyện tập. Câu 1. a) “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
a) “Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Đây là một lời khuyên của nhân dân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy "chẳng mất tiền mua" nhưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Lựa chọn cách nào để nói khiến người nghe được "vừa lòng" . Khi nói, chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và người nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp.
- “Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”
Đây là một kinh nghiệm sống. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết "kính trên nhường dưới". Vì vậy chỉ cần nghe người khác nói ta có thể đánh giá phẩm chất, trình độ văn hóa của người nói.
b). Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật. Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên những đã được sáng tạo và cải biến. Những “dấu hiệu” của lời nói tự nhiên trong lời của nhân vật là :
- Những yếu tố dư có tính chất đưa đẩy nhằm tạo ra sự suồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…
- Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét “đặc trưng Nam Bộ” cho tác phẩm như : rượt (đuổi) người, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…
Từ ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa thêm tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các yếu tố ngôn ngữ này nhằm tạo ra “màu sắc Nam Bộ” cho tác phẩm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Ngắn gọn nhất timdapan.com"