Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 1: Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thường được tạo ra bởi rất nhiều những phương tiện tu từ
Câu 1
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thường được tạo ra bởi rất nhiều những phương tiện tu từ, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là các biện pháp như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng, ... và đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.
Câu 2
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:
- Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.
- Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia.
Câu 3
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Có thể lựa chọn các từ: thấm đượm, canh cánh.
b. Lựa chọn các từ:
- Dòng 3: rắc
- Dòng 4: giết
Câu 4
Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Có thể so sánh trên những nét sau:
- Về từ ngữ: cách lựa chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu ở ba bài thơ của ba tác giả là khác nhau.
+ Nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng nên hình tượng mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng…
+ Chất liệu ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô.
+ Chất liệu ngôn từ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc.
- Về nhịp điệu:
+ Nhịp thơ của bài Thu vịnh là nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
+ Nhịp thơ của bài Tiếng thu: 3/2
+ Nhịp thơ của bài Đất nước: 3/2, 3/4, 2/2/2, 2/3, 2/2/2.
- Hình tượng mùa thu ở ba tác giả không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Ngắn gọn nhất timdapan.com"