Soạn bài Phát biểu tự do - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Phát biểu tự do. Câu 1. Nêu một số ví dụ về tình huống phát biểu tự do.


Câu 1

Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ví dụ:

- Bất ngờ được mời phát biểu trong lớp học

- Bất ngờ được phỏng vấn khi đang đi trên đường


Câu 2

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:

- Ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống.

- Mặt khác, các phát biểu còn khẳng định “Cái tôi” của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.


Câu 3

Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Các phương án nêu trên đều hợp lí.


Câu 4

Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Chủ đề: Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hính đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi – trường thi (đại học)…

b. Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp (đó là vấn đề bản thân quan tâm, vấn đề đang được sự chú ý của dưa luận, vấn đề đang gây bức xúc…)

c.

 - Nêu thực trạng của vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Sự quan tâm của dư luận ra sao/ tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?

- Thực trạng đó cần được biểu dương/ nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào? Tại sao?

- Phương pháp để nhân rộng/ ngăn chặn những sự việc trân?

d.

- Nhấn mạnh những chố có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.

- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.

- Lồng một nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.

- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.

- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.

- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.

=> Nên áo dụng tất cả các phương án trên.


Luyện tập

Câu 1 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- "Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu được những cảm giác không ai chịu được" ( Sơn Tùng MTP)

- "Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn" (Bill Gates)

- "Đừng để bản thân mình mắc kẹt trong giấc mơ của người khác" ( V - BTS)

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

-  Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?

- Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?...

Bài giải tiếp theo