Ôn tập văn biểu cảm

Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm siêu ngắn nhất trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

    Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn miêu tả:

 

Văn miêu tả

Văn biểu cảm

Nội dung

Tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật, vật) sao cho người khác hình dung được.

Mượn những đặc điểm phẩm chất của đối tượng để nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình.

Nghệ thuật

Thường sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh.

- Biểu cảm trực tiếp: thường dùng lời than, lời giục giã, lời tự thổ lộ,…

- Biểu cảm gián tiếp: ẩn dụ, miêu tả nhưng trọng tâm là biểu cảm.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

    So sánh văn biểu cảm và văn tự sự:

Văn biểu cảm

Văn tự sự

Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.

Mục đích: đồng cảm với suy nghĩ, đánh giá thông qua việc miêu tả đối tượng.

Mục đích: nhằm kể câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

     Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá, làm nền cho cảm xúc:

- Tự sự kể lại các sự kiện gây xúc động lòng người, sau đoạn tự sự thường xuất hiện biểu cảm, khơi gợi cảm xúc.

- Miêu tả tái hiện trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng qua đó bộc lộ cảm xúc.

⟹ Không thể thiếu miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Đề: Cảm nghĩ mùa xuân.

* Tìm hiểu đề:

- Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm).

- Đề tài: mùa xuân.

- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá đối với mùa xuân.

* Tìm ý:

- Mùa xuân của thiên nhiên:

    + Cảnh sắc: xanh tươi

    + Thời tiết, khí hậu: mát mẻ, trong lành, dễ chịu

    + Cây cỏ: xanh tốt

    + Chim muông: rủ nhau bay về đậu trên các cành cây, sà xuống bãi cỏ

- Mùa xuân của con người:

    + Mỗi người thêm một tuổi.

    + Là bắt đầu cho những dự định, kế hoạch.

    + Là mùa của sức sống tươi trẻ, …

- Phát biểu cảm nghĩ:

    + Em rất thích mùa xuân – mùa xuân đem đến cho em nhiều niềm vui, nhiều cái mới và những kế hoạch sẽ được thực hiện.

    + Em mong đợi mùa xuân.


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, …

 - Em đồng ý với ý kiến: ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ bởi nó đều bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả rất rõ.

Bài giải tiếp theo