Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 9

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Ôn tập phần Tiếng Việt. Câu 1: Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.


Phần I

KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Trả lời câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập 

Trả lời câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

Bến quê – tên truyện ngắn đồng thời cũng là tên tập truyện – là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Bến quê, cái bến bình thường, quen thuộc với mỗi người ở quê Nhĩ, không ngờ lại là điều mong ước xa vời, không sao đến được đối với Nhĩ, một người đã đi “khắp các xó xỉnh” trên trái đất. Nguyễn MInh Châu đã thật tài tình khi xây dựng một tình huống éo le cho nhân vật chính, để rồi từ đó những triết lý của văn bản mới hiện lên, sâu sắc và đầy giá trị nhân văn. Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị quanh mình cũng là khi người đọc trân quý hơn những điều nhỏ nhặt quanh mình. Bến quê đã cho ta thấy một triết lí giản đơn mà có lẽ không phải khi nào chúng ta cũng hiểu hết.


Phần II

LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

Trả lời câu 1 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Ở (a): Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc biện pháp nối.

Ở (b): cô bé - Cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé - nó thuộc biện pháp thế.

Ở (c): “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” -  thuộc biện pháp thế.

Trả lời câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết

 

Trả lời câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Xem xét đoạn văn đã viết trong mục I.2 :

- Liên kết về nội dung: các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

- Liên kết về hình thức :

       + Giữa câu (1) với câu (2) có từ truyện sử dụng phép lặp từ truyện để liên kết.

       + Giữa câu (2) và câu (3) sử dụng phép thế : tình huống nghịch lí – tình huống ấy.


Phần III

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

Trả lời câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Qua câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rổi!”, người ăn xin muốn nói: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu – bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian.

Trả lời câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh làm mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói chệch đề tài), và phần nào phương châm cách thức (nói mơ hồ).

b. Huệ muốn nói rằng “còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ Huệ không muốn báo cho Nam và Tuấn hoặc chưa kịp báo nên “lờ” đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ