Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau
Câu 1
Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
|
|
|
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu |
|
|
|
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI |
|
|
|
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi cho người muốn mua mảnh đất của họ. |
Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ. |
- Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ. - Bông hoa là người chị, người em. - Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ - Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau. |
Luận điểm 2: Sự khác nhau trong cách đối xử giữa đất đai và thiên nhiên của người da trắng và người da đỏ. |
- Đối với người da trắng: + Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới. + Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi. + Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở. - Đối với người da đỏ: + Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý. + Họ rất biết trân trọng không khí. + Đối xử với muôn loài như người anh em. |
||
Luận điểm 3: Những kiến nghị của người da đỏ: |
- Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em. - Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai. |
||
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu |
Bức tranh thiên nhiên giao mùa từ hạ sang thu và những tình cảm của nhà thơ. |
Luận điểm 1: Mùa thu đến đột ngột và bất ngờ |
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức. - Sương đủng đỉnh qua ngõ. - Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”. |
Luận điểm 2: Cảm giác thực về mùa thu |
- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn. - Thấy được sự đổi thay của các sự vật: + Dòng sông khác ngày thường. + Chim bắt đầu vội vã. + Đám mây chuyển mình. |
||
Luận điểm 3: Mùa thu thực sự đã tới |
- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm. - Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp… |
||
Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu. |
- Sự thay đổi của con người khi sang thu. - Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người. |
||
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI |
Lối sống giản dị trong thời đại thế giới phát triển không ngừng |
Luận điểm 1: Sống giản dị là gì |
- Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu + Sống giản dị không đồng nghĩa với sống khổ hạnh + Sống đơn giản là tự lắng nghe mình |
Luận điểm 2: Những biểu hiện của lối sống giản dị |
- Giúp thoát khỏi cạm bẫy vật chất và làm giàu cho đời sống tinh thần. + Biết kiềm chế lòng tham - Nhiều danh nhân đã có lối sống như vậy |
||
Luận điểm 3: Tiêu chuẩn của lối sống giản dị |
+ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu + Lối sống từ xưa đã được cha ông coi trọng |
Câu 2
Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Căn cứ vào đâu để phân biệt bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận
Lời giải chi tiết:
Bằng chứng khách quan là bằng chứng có tính xác thực được nhiều người công nhận
Đánh giá chủ quan của người viết là đưa ra quan điểm, đánh giá của chủ quan người viết về vấn đề được bàn luận
Câu 3
Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò gì trong việc thể hiện luận đề?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng
Lời giải chi tiết:
Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng giúp làm rõ luận đề, người đọc sẽ hiểu được vấn đề đang được bàn bạc, phân tích, tăng tính chân thực, xác đáng, nhằm tăng sức thuyết phục.
Câu 4
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Liệt kê ít nhất mười từ có chứa các yếu tố Hán Việt đã học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
1. Vô hình: Không xuất hiện hình dáng cụ thể
2. Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện
3. Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo
4. Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị
5. Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay
6. Tuyệt chủng: Điều gì đó hoàn toàn biến mất
7. Đồng bào: Người trong cùng một giống nòi, dân tộc, đất nước
Câu 5
Câu 5 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trình bày những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống |
|
Mở bài |
Nêu vấn đề cần bàn luận |
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối |
|
Thân bài |
Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận |
Trình bày vấn đề cần bàn luận |
|
Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận |
|
Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm |
|
Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm |
|
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí |
|
Kết bài |
Khẳng định lại vấn đề |
Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận |
|
Trình bày, diễn đạt |
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu |
Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục |
Câu 6
Câu 6 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ghi lại những kinh nghiệm em thu nhận được sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”.
Phương pháp giải:
Chia sẻ những trải nghiệm thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Những kinh nghiệm em thu nhận được sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”:
1. Xác định trọng tâm nội dung thuyết trình
2. Hạn chế việc viết ra nội dung quá dài dòng
3. Đầu tư vào powerpoint
4. Tương tác với người nghe
5. Luôn đảm bảo powerpoint có thể mở ở bất kỳ trình duyệt nào
6. Đầu tư vào giọng của mình
7. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
8. Chú ý đến nội dung, thời gian, tập thuyết trình.
Câu 7
Câu 7 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo mang thông điệp: “Mọi sự sống đều thiêng liêng, đáng quý”
Phương pháp giải:
Vận dụng khả năng sáng tạo
Lời giải chi tiết:
(Nguồn: sưu tầm)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết timdapan.com"