Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?


Chuẩn bị đọc

Câu 1: (Trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Là nơi sản sinh ra sự sống của con người.

- Mang lại nhiều lợi ích: nguồn thức ăn, khoáng sản, lâm sản, hải sản,...


Trải nghiệm cùng VB

(Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc câu sau, trả lời theo suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.


1

Câu 1 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc phần Tri thức ngữ văn, dựa vào sự hiểu biết bản thân, nêu dấu hiệu để em nhận biết các câu trên là tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu:

- Các câu ngắn gọn, hàm súc.

- Có nhịp điệu, hình ảnh, có vần

- Được sử dụng trong lời nói hằng ngày.

- Nội dung: những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết.


2

Câu 2 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Hiểu nội dung của từng câu tục ngữ để từ đó rút ra nội dung chung của các câu

Lời giải chi tiết:

Cùng nói về những kinh nghiệm thời tiết.


3

Câu 3 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức ngữ văn và hiểu biết bản thân, điền vào bảng.

Lời giải chi tiết:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1.

8

1

2

2.

8

1

2

4.

13

1

3

6.

14

2

4


4

Câu 4 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ bản thân, điền vào bảng. Sau đó nêu tác dụng của vần trong các câu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1.

Trưa – mưa

Vần cách

2.

Hạn – tán

Vần cách

3.

May – bay

Vần cách

4.

Đài – hai

Vần cách

5.

Mưa – vừa

Vần cách

6.

Năm – nằm

sáng - tháng

Mười – cười

Vần cách

=> Giúp cho các câu tục ngữ có vần, có nhịp điệu, hài hòa về âm thanh hơn


5

Câu 5 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào sự quan sát của em đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát đã học để tìm điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Đây là câu tục ngữ được viết dưới dạng câu thơ lục bát


6

Câu 6 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ bản thân, nêu cảm nhận của bản thân em.

Lời giải chi tiết:

Giúp con người dự đoán trước được tình hình thời tiết để biết cách xử lý, biết cách quan sát và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên.


7

Câu 7 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào trí tưởng tượng của bản thân. Viết đoạn hội thoại theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Vào một chiều buổi hè, Nam và Phúc đang ngồi trên ven đê xem thả diều. Bỗng Phúc chỉ tay lên trời và nói:

- Nam, nhìn kìa, trên bầu trời nhiều chuồn chuồn đang bay quá!

- Tớ nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy – Nam nói.

- Tớ nghe bà bảo còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. – Phúc đáp lại

- Vậy á. Là như nào thế? – Nam hỏi

- Bà tớ bảo “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. – Phúc nói

- Ồ. Bây giờ tớ mới biết đó. Chắc điều đó là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa nhỉ. – Nam hỏi Phúc.

- Chắc chắn là như vậy rồi- Phúc đáp lời.