Nhân hóa

Soạn bài Nhân hóa siêu ngắn nhất trang 56 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

NHÂN HÓA LÀ GÌ?

1. Phép nhân hóa trong khổ thơ:

- Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận

- Cây mía – múa gươm

- Kiến – hành quân

2. Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ: "Ông trời", "cây mía", "con kiến", trở nên có hồn, có hành động như con người.


Phần II

CÁC KIỂU NHÂN HÓA

1. Những sự vât được nhân hóa là:

a) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay

b) Gậy tre, chông tre, tre

c) Trâu

2. Mỗi sự vật nhân hóa bằng cách:

a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.


Phần III

LUYỆN TẬP


Câu 1 -> 2

Trả lời câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 6, tập 2): 

- Phép nhân hóa trong đoạn văn: Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.

- Tác dụng:

+ Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.

+ Những chiếc tàu, chiếc xe cùng có tâm trạng, cảm xúc giống như con người.

 

Trả lời câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 6, tập 2): 

So sánh cách diễn đạt ở đoạn trên với đoạn dưới:

Đoạn 1

Đoạn 2

đông vui

rất nhiều tàu xe

tàu mẹ, tàu con

tàu lớn, tàu bé

xe anh, xe em

xe to, xe nhỏ

tíu tít nhận hàng về và chở hàng đi

nhận hàng về và chở hàng đi

bận rộn

hoạt động liên tục

- Đoạn 1: Có sử dụng phép nhân hóa, đoạn văn thêm sinh động và gợi cảm hơn.

- Đoạn 2: Chỉ ghi chép, tường thuật lại sự việc, không thấy được tình cảm gắn bó, tâm trạng hồ hởi của người làm việc, cũng như của người miêu tả.


Câu 3 -> 5

Trả lời câu 3 (trang 58, SGK Ngữ văn 6, tập 2): 

- Điểm khác nhau giữa hai đoạn văn:

+   Cách 1: dùng phép nhân hóa khiến hình ảnh cái chổi rơm trở nên sinh động, gắn bó gần gũi giống như con người.

+   Cách 2: giải thích về cách thức làm cái chổi rơm

- Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.

Trả lời câu 4 (trang 59, SGK Ngữ văn 6, tập 2): 

    Phép nhân hóa và tác dụng:

a)

- Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.

- Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b)

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.

- Tác dụng: làm cho nét sinh hoạt và hình dáng của thế giới loài vật giống thế giới con người.

c)

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.

- Tác dụng: hình ảnh mới lạ, làm cho hình ảnh cây cổ thụ và hình ảnh con thuyền trở nên gắn bó gần gũi như con người.

d)

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.

- Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.

Trả lời câu 5 (trang 59, SGK Ngữ văn 6, tập 2): 

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa:

      Bút Chì, chú Thước Kẻ mới đẹp làm sao! Cô Bút Chì mặc một chiếc áo màu đỏ ánh vàng còn chú Thước Kẻ thì khoác trên mình áo màu xanh lam. Cả hai cùng ở trong ngôi nhà ấm cúng mang tên Hộp bút màu hồng ngộ nghĩnh.

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến