Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Bạn quan tâm điều gì về tương lai? Bạn đã trau dồi những kĩ năng gì để chuẩn bị cho tương lai của chính mình? Vì sao chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan?
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn quan tâm điều gì về tương lai? Bạn đã trau dồi những kĩ năng gì để chuẩn bị cho tương lai của chính mình?
Phương pháp giải:
Liên hệ từ bản thân, đưa ra điều bản thân quan tâm về tương lai. Đứng trước điều quan tâm ấy, bản thân đã tự trau dồi được những kĩ năng gì để chuẩn bị cho tương lai chính mình.
Lời giải chi tiết:
Trong tương lai, em quan tâm bản thân mình có công việc, định hướng tốt, phù hợp với thời đại không.
Để chuẩn bị cho tương lai chính mình, bản thân em đã tự học thêm nhiều kĩ năng sống, học cách giao tiếp đúng mực, không ngừng bổ sung, trau dồi nhiều kiến thức hơn để có hành trang đầy đủ nhất bước vào đời.
1
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vì sao chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan?
Phương pháp giải:
Đọc và tham khảo nội dung văn bản để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan?
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành, kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan vì:
- Thế giới hiện đại không thể chia tách các ngành, các lĩnh vực, mà chúng tồn tại ràng buộc, lệ thuộc, tương tác với nhau.
- Thêm nữa, các vấn đề xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành, do vậy kiến thức liên ngành ngày càng trở nên quan trọng.
Vì vậy, chúng ta không chỉ nắm vững kiến thức cốt lõi của ngành mà còn hiểu biết về kiến thức của các ngành gần, ngành liên quan.
2
Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn, tập một):
Chỉ ra yếu tố thuyết minh sử dụng trong đoạn văn
Phương pháp giải:
Vận dụng khái niệm về yếu tố thuyết minh, đọc lại đoạn văn và chỉ ra yếu tố thuyết minh sử dụng trong đó.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố thuyết minh sử dụng trong đoạn văn:
- “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế, Khoa học, Địa lí, Lịch sử và Quản lí nhà nước - Trách nhiệm dân sự”
- “Khối kiến thức chung liên ngành bao gồm: Hiểu viết về các vấn đề toàn cầu (đa dạng văn hóa, tôn giáo, biến đổi khí hậu…), Hiểu biết về tài chính, kinh tế, kinh doanh (vai trò của nền kinh tế, tài chính cá nhân…), Hiểu biết về vai trò và trách nhiệm dân sự (quyền công dân, nhân quyền, quan hệ nhà nước - công dân,....), Hiểu biết về y tế và sức khỏe (các biện pháp bảo vệ sức khỏe tâm thần và thể chất như giảm căng thẳng, tránh rủi ro y tế, dinh dưỡng,....theo dõi, giám sát sức khỏe cá nhân, các vấn đề an toàn và y tế cộng đồng…), Hiểu biết về môi trường (môi trường thiên nhiên - hệ sinh thái, nguồn nước, năng lượng, khí hậu, tác động của con người tới môi trường tự nhiên - tăng trưởng dân số, tiêu thụ tài nguyên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng,..)
1
Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản và mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, xác định các luận đề chính, từ các luận đề ấy tìm và chỉ ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và mối liên hệ giữa các yếu tố ấy.
Lời giải chi tiết:
Luận đề 1: Người trẻ cần chuẩn bị cho bản thân mình những hành trang kiến thức phù hợp với thế kỉ XXI đầy những bất định.
- Luận điểm 1: Người trẻ cần trau dồi không chỉ kiến thức cốt lõi của ngành mà còn cần nắm bắt kiến thức của các ngành gần, các ngành liền quan vì xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành.
- Luận điểm 2: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, người trẻ còn cần trau dồi kĩ năng vì tình trang thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia.
- Luận điểm 3: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức và kĩ năng, người trẻ cần có thái độ đúng mực.
2
Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Các luận điểm trong bài viết đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Theo bạn, lí lẽ, bằng chứng nào là tiêu biểu?
Phương pháp giải:
Xác định và chỉ ra các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng chứng minh luận điểm. Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
- Luận điểm 1: Người trẻ cần trau dồi không chỉ kiến thức cốt lõi của ngành mà còn cần nắm bắt kiến thức của các ngành gần, các ngành liền quan.
Lí lẽ: Thế giới hiện đại cho thấy không thể chia tách các ngành, các lĩnh vực mà chúng tồn tại ràng buộc, lệ thuộc, tương tác với nhau.
Lí lẽ: Các vấn đề xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành, do vậy kiến thức liên ngành ngày càng trở nên quan trọng.
Dẫn chứng: Giải pháp liên ngành đã trở nên hiển hiện nhất trong đại dịch Covid-19. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, chống dịch cấp quốc gia và trên toàn cầu là bài toán không thể giải chỉ bằng các mô hình dịch tễ hay các giải pháp y tế, mà còn đòi hỏi các tính toán về công bằng, an sinh xã hội, về tâm lí xã hội và cách tiếp cận cộng đồng.
- Luận điểm 2: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, người trẻ còn cần trau dồi kĩ năng vì tình trang thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia.
Lí lẽ: Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia.
Dẫn chứng: “Khung kĩ năng của thế kỉ XXI” là chỉ dẫn giúp thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo ở đại học với nhu cầu của doanh nghiệp.
Lí lẽ: Ba khối kĩ năng trọng yếu cho sinh viên ở thế kỉ XXI: Kĩ năng học tập và sáng tạọ, Kĩ năng công nghệ, truyền thông và thông tin, Kĩ năng sống và nghề nghiệp.
- Luận điểm 3: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức và kĩ năng, người trẻ cần có thái độ đúng mực.
Lí lẽ: Có thể thấy trong khung kĩ năng của công dân thế kỉ XXI đã ẩn chứa một phần thái độ mà những người trẻ cần có.
- Dẫn chứng tiêu biểu là: Giải pháp liên ngành đã trở nên hiển hiện nhất trong đại dịch Covid-19. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, chống dịch cấp quốc gia và trên toàn cầu là bài toán không thể giải chỉ bằng các mô hình dịch tễ hay các giải pháp y tế, mà còn đòi hỏi các tính toán về công bằng, an sinh xã hội, về tâm lí xã hội và cách tiếp cận cộng đồng. Bởi đây là một dẫn chứng vô cùng cụ thể, đã được xác thực. Dẫn chứng này giúp cho văn bản trở nên có tính chính xác, độ tin cậy cao.
3
Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu tác dụng của các yếu tố thuyết minh trong văn bản
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết về khái niệm và tác dụng của yếu tố thuyết minh trong văn bản viết, đưa ra các tác dụng của yếu tố thuyết minh đối với văn bản trên.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố thuyết minh trong văn bản đóng vai trò bổ sung, diễn đạt rõ ràng hơn luận điểm mà tác giả đưa ra. Yếu tố thuyết minh xuất hiện giúp cho nội dung văn bản trở nên có tính xác thực, độ tin cậy và thu hút người đọc hơn.
4
Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn hãy chỉ ra mục đích và thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung chính của văn bản và các luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản để tìm ra mục đích và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của người viết: Người viết muốn gửi gắm thông điệp tới bộ phận người trẻ hãy không ngừng trau dồi cho mình kiến thức, kĩ năng; không ngừng rèn luyện thái độ của bản thân để một hành trang tốt bước vào thế kỉ XXI - 1 thế kỉ đầy biến động.
Thái độ của người viết: Người viết bày tỏ thái độ lo lắng, vội vàng, khẩn trương, thôi thúc các bạn trẻ hãy hành động ngay từ bây giờ vì xã hội đang không ngừng biến chuyển, thay đổi mỗi ngày. Nếu người trẻ chậm bước sẽ bị bỏ lại phía sau.
5
Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn có đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày ở đoạn cuối của văn bản không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đưa ra ý kiến của mình, có đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày ở đoạn cuối văn bản không và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Em hoàn toàn đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày cuối văn bản. Vì: giữa thế kỉ XXI - thế kỉ của sự bất định thì mỗi con người chúng ta cần phải có những thay đổi, những thái độ sao cho phù hợp với sự chuyển biến của xã hội. Con người của xã hội mới đòi hỏi cần có những sự linh hoạt, dễ dàng thích nghi, luôn sẵn sàng trước những chuyển biến của thời thế sao cho không bị bỏ lại với thời đại, với xã hội.
6
Câu 6 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”, những kĩ năng nào bạn thấy bản thân cần trau dồi thêm? Bạn sẽ làm gì để hình thành, phát triển các kỹ năng ấy?
Phương pháp giải:
Dựa vào “Khung kĩ năng thế kỉ XXI” được nhắc trong văn bản, liên hệ với bản thân và đưa ra những kĩ năng bạn thấy bản thân cần trau dồi. Sau đó đưa ra những cách để hình thành, phát triển các kỹ năng ấy.
Lời giải chi tiết:
Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI” được nhắc trong văn bản, bản thân cần trau dồi thêm kĩ năng: Kĩ năng học tập và sáng tạo, Kĩ năng công nghệ, truyền thông và thông tin, Kĩ năng sống và nghề nghiệp.
Để hình thành, phát triển các kĩ năng ấy, bản thân em cần không ngừng học tập và thực hành thêm để trau dồi thêm kinh nghiệm cho các kĩ năng trên. Thêm vào đó, cần học cách lắng nghe, đóng góp ý kiến từ mọi người xung quanh để kĩ năng học tập và sáng tạo trở nên tốt hơn. Đồng thời, với kĩ năng sống và nghề nghiệp, bản thân em nhận thức được mình cần phải gặp gỡ, giao lưu với nhiều người hơn, học hỏi thêm từ những người đi trước….
Bài đọc
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết timdapan.com"