Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự siêu ngắn

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự siêu ngắn nhất trang 73 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

Trả lời câu 1+2+3+4 trang 73+74 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1.

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe/đọc/xem có thể hình dung ra sự việc/hiện tượng/con người hiện lên sinh động, chân  thực như đang ở trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự việc/sự việc/hiện tượng/con người trong đời sống.

2.

- Trong văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ nhằm mục đích giúp việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn.

- Miêu tả trong văn bản miêu tả nhằm mục đích tái hiện đối tượng cho rõ, cho hay

- Biểu cảm trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích bày tỏ cho xúc động, lôi cuốn những tình cảm, cảm xúc của con người.

3.

- Để đánh giá thành công của việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần căn cứ xem hai yếu tố này đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào.

4.

- Nhờ yếu tố miêu tả mà người đọc cảm thấy như đang chứng kiến cảnh đêm thơ mộng, u huyền trên núi cao ở miền Prô-văng-xơ xa xôi.

- Nhờ yếu tố biểu cảm mà người đọc cảm nhận được những rung động nhẹ nhàng, say sưa, thanh khiết trong tâm hồn chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ, xinh đẹp.

-> Tất cả giúp đạt mục đích tự sự là kể về cuộc trò truyện của chàng chăn cừu và tiểu thư Xte-pha-nét trong một đêm đầy sao.


Phần II

Trả lời câu 1+2+3 trang 75 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1. Chọn và điền từ: a- liên tưởng, b- quan sát, c- tưởng tượng.

2. Để làm tốt việc miêu tả, ngoài việc quan sát kĩ càng đối tượng, người miêu tả còn cần liên tưởng và tưởng tượng. VD: đoạn tự sự trong mục I miêu tả hấp dẫn nhờ:

+ Quan sát: Trong đêm, tiếng suối reo…văng vẳng trong không gian.

+ Tưởng tượng: Cô gái trông như chú mục đồng của nhà trời, nơi có đám cưới sao.

+ Liên tưởng: Cuộc hành trình thầm lặng…đàn cừu lớn.

3. Những cảm xúc, rung động để biểu cảm được nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức và từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể.


Phần 3

Trả lời câu 1+2 trang 76 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1. Nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10 (HS tự chọn và phân tích)

b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của Pau-tốp-xki:

+ Đoạn trích nhằm mục đích kể về việc Gri-gơ gặp em bé con ông gác rừng.

+ Yếu tố miêu tả giúp người đọc như đang tận mắt chứng kiến bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi. Yếu tố biểu cảm giúp bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho cuộc đời thơ mộng đến diệu kì này.

+ Hiệu quả của các yếu tố miêu tả và biểu cảm được tạo nên trước hết và chủ yếu từ tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống và từ khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế.

2. Viết bài văn tự sự có dùng miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đem lại nhiều cảm xúc (HS tự lựa chọn đề tài và thực hành viết bài tự sự có dùng miêu tả, biểu cảm hợp lí).

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến