Soạn bài Mây và sóng SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Mây và sóng chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Phần I
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các trò em đã từng chơi với người thân và kể lại.
Lời giải chi tiết:
Em đã dành những thời gian rảnh dỗi bên gia đình và người thân. Khi đó em cùng mọi ngời chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,... để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn. Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.
Phần II
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?
Phương pháp giải:
Chú ý tình cảm của cậu bé trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ.
- Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu của cậu bé dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.
Câu 2
Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?
Phương pháp giải:
Chú ý hình ảnh ẩn dụ được thể hiện trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Khi đọc bài thơ này, hình ảnh mẹ và con đã hiện lên trong tâm trí em.
- Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng cua trẻ thơ trở lên hấp dẫn và kì diệu tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.
Phần III
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các hình thức của một bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là:
- Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.
- Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.
- Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.
Câu 2
Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:
Phương pháp giải:
Kẻ bảng và vở, thảo luận với bạn cùng bàn và điền theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy phác hoạ (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
Em có thể chuẩn bị bút màu, giấy a3 để vẽ tranh hoặc trình bày bằng lời những hình dung của em về bức tranh tươi đẹp trong bài thơ em vừa học.
Lời giải chi tiết:
Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.
Câu 4
Câu 4 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các phương thức tự sự, miêu tả và nêu hiệu quả của chúng trong bài.
Lời giải chi tiết:
Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ :
- Tự sự : giúp bài thơ liền mạch theo những sự kiện và diễn biến quanh tâm trạng nhân vật cậu bé. (kể lại cuộc gặp gỡ của cậu bé với mây, sóng).
- Miêu tả : giúp các sự việc, sự vật hiện lên một cách sinh động, giàu hình tượng. (bình minh vàng, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm).
Câu 5
Câu 5 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiển em có cảm nhận đó?
Phương pháp giải:
Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của bài thơ từ đó trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ thể hiện sự trân trọng, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của tác giả.
- Chi tiết khiến em có cảm nhận đó : tác giả liệt kê hàng loạt những trò chơi hấp dẫn của tự nhiên rồi chốt lại tất cả vẫn không thể sánh bằng tình mẹ lớn lao, cao cả.
Câu 6
Câu 6 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Phương pháp giải:
Em xét xem cậu bé đã nghĩ những trò gì, từ đó thể hiện cậu đã yêu mẹ ra sao.
Lời giải chi tiết:
- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.
- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Mây và sóng SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết timdapan.com"